Nhà tâm lí học Simon Baron-Cohen tranh luận rằng nam giới thường có xu hướng trở thành “người hệ thống hóa”, cố gắng hiểu thế giới qua các qui tắc trong từng phần tương tác, trong khi phụ nữ là những “người cảm thông”, có khả năng hiểu cảm xúc người khác. Tuy nhiên, sự phân chia này không tuyệt đối mà là xu hướng chung. Baron-Cohen đã thu thập các bằng chứng ví dụ như con gái có thế để tâm tới cảm xúc của người khác sớm hơn con trai, trong khi con trai có thể hiểu được đối tượng và các thông tin không gian ở độ tuổi rất nhỏ. Người mắc chứng tự kỉ hay các biến thể như hội chứng Asperger có thể bị suy thoái nghiêm trọng khả năng hiếu cách người khác suy nghĩ, cảm nhận và cư xử, nhưng hiểu các hệ thống tốt hơn nhiều. Ngay cả ở những người bị khiếm khuyết khả năng học hỏi, xu hướng này có thể bộc lộ là các “mối quan tâm đặc biệt” tới hệ thống giao thông, thống kê thể thao hay mạch điện, trong khi ở những trường hợp khác là khả năng vượt trội trong toán học, khoa học hay máy tính. Baron-Cohen nghi ngờ rằng người mắc chứng tự kỉ có thể đã tiếp xúc với lượng testosterone dư thừa trước khi ra đời, khiến tư duy hệ thống tăng cường hết mức, trong khi thiếu vắng sự đồng cảm. Theo Baron-Cohen, điều này cũng giải thích lí do chứng tự kỉ và các biến thể của nó phổ biến hơn ở nam giới.
Các lí thuyết khác gợi ý rằng bộ não tự kỉ gặp khó khăn chung trong việc hiểu “bức tranh toàn cảnh” hay sự phối hợp các chức năng tinh thân khác nhau không được vận hành trơn tru. Thực vậy, các chẩn đoán “tự kỉ” và “hội chứng
Asperger” điều liên quan tới tình trạng suy thoái quan hệ xã hội, khó khăn trong giao tiếp và các hành vi lặp lại. Hiện tại, các bằng chứng đáng tin cho thấy các khó khăn này không do những thứ giống nhau gây ra – vì thế hiểu bức tranh toàn cảnh có thể phức tạp đối với người tự kỉ hơn là các hệ thống.