Các kì vọng và hoàn cảnh nhất định có vai trò quan trọng trong cách chúng ta phản ứng với bệnh tật, tác động đến hiệu quả của việc điều trị. Bác sĩ gây mê người Mĩ Henry Beecher đã chú ý đến điều này trong Thế chiến thứ hai. Những binh đoàn bị thương chờ về nhà cảm thấy ít đau đớn hơn. Ông phỏng đoán là các vết thương đã nhận được hiệu ứng chữa trị tích cực nào đó. Hiệu ứng giả dược là lợi ích phát sinh từ niềm tin rằng cách điều trị sẽ mang lại hiệu quả.
Khi thử nghiệm thuốc, các công ty dược phẩm phải kiểm tra sản phẩm của họ so với viên thuốc bọc đường không có tác dụng gì, để chứng minh rằng các lợi ích không chỉ là hiệu ứng giả dược.
Một số loại thuốc như Diazepam (điều trị chứng lo âu) có hiệu lực mạnh hơn giả dược, nhưng chỉ khi bệnh nhân được cho biết thuốc đó dùng làm gì.
Nói cách khác, loại thuốc này có tác dụng khuếch đại hiệu ứng giả dược. Tương tự, morphine cũng ít hiệu quả hơn nếu bệnh nhân không biết mình dùng chúng. Hiệu ứng giả dược không hề là
“tưởng tượng”. Ví dụ để giải quyết các cơn đau) hiện tượng này giúp giải phóng chất giảm đau sản có trong bộ não – các chất giảm đau nhóm opioid
Nếu các thụ thể giảm đau nhóm opioid của bò não bị một loại thuốc là naloxone chặn lại, hiệu ứng giả dược biến mất.
Hiệu ứng giả dược có một hiệu ứng song sinh độc ác tên là “hiệu ứng nocebo”, xảy ra khi một người tin rằng mình sẽ bị tổn thương hay đau đơn, ngay cả khi không có bất kì ảnh hưởng thể chất nào. Ví dụ như một số người nói rằng họ thấy khó chịu sau khi sử dụng điện thoại di động.
Các nhà khoa học không xác định được nguyên nhân vật lí, vì thế các ảnh hưởng xấu có thể do niềm tin tiêu cực của họ về công nghệ.