Phân tâm học là khái niệm được nhà thần kinh học người Áo Sigmund Freud hình thành và phát triển vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, dùng làm phương tiện để thấu hiểu hành vi.
Freud tin rằng cấu trúc nhân cách bao gồm ba phần: Cái Nó bị chi phối bởi khoái lạc và luôn tìm kiếm sự thỏa mãn tức thì, cái Tôi sẽ đưa ra các quyết định có lí trí và cái Siêu tôi sẽ đưa ra các đánh giá phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Cái Tôi bị giắng xé giữa cái Nó và cái Siêu tôi, làm nảy sinh xung đột trong nhân cách. Khi cái Tôi bị những đòi hỏi của cái Nó áp đảo, chúng ta sẽ trở nên bất an, và khi cái Tôi nhượng bộ những đòi hỏi đó, cái Siêu tôi sẽ trứng phạt cái Tôi bằng cảm giác tội lỗi. Cái Tôi phản ứng lại những đòi hỏi gây xung đột này bằng chứng nhiều tâm và những giấc mơ. Đây là cách thỏa mãn các ham muốn bị đè nén của cái Nó, cùng với cơ chế phòng vệ như ức chế và khước từ, sẽ làm giảm bớt khao khát. Tuy nhiên, những cơ chế này có thể gây bệnh và là nguyên nhân chính của bệnh tâm thần. Bác sĩ người Áo Alfred Adler và nhà tâm lí học người Thụy Điển Carl Jung cũng đóng góp cho phân tâm học, nhưng họ với Freud đã đường ai nấy đi từ những năm 1910.
Jung bất đồng ý kiến với Freud về cấu trúc của nhân cách, còn Adler nhấn mạnh vào tẩm quan trọng của các yếu tố xã hội trong quá trình phát triển nhân cách. Ông tin rằng con người được thúc đẩy bởi bản năng tự vệ, ý chí quyền lực và thôi thúc khẳng định nhân cách. Cả hai người này đều không đồng tình với việc Freud nhấn mạnh vào yếu tố tính dục.
Mặc dù mô hình của Freud có ảnh hưởng hết sức sâu rộng trong việc nêu bật vai trò của tiềm thức, nó cũng gây ra nhiều tranh cãi bởi nó tập trung vào tính dục như là “kẻ giật dây” của nhân cách. Nhiều nhà phê bình cho rằng mô hình của ông quá chủ quan, và quá đơn giản để lý giải bản chất phức tạp của tâm trí và hành vi.