Qui kết là quá trình tâm lí phân biệt nguyên nhân của mọi chuyện. Lỗi qui kết bản chất là xu hướng qui kết nguyên nhân hành vi của người khác cho bản chất của họ, bỏ qua các hoàn cảnh ép buộc. Cụm từ này được tạo ra bởi nhà tâm lí học Lee Ross để miêu tả kết quả thí nghiệm sau:
Những người được yêu cầu đọc bài phát biểu về một chủ đề gây tranh cãi bị cho là có các ý kiến đó.
Thậm chí cả những người biết trước sự thật cũng đánh giá tương tự. Mặt trái của lỗi qui kết bản chất là chúng ta có xu hướng qui kết hành vi của mình cho hoàn cảnh bên ngoài, hơn là các đặc điểm tính cách. Nói cách khác, “Tôi tới muộn vì báo thức không reo, nhưng cậu tới muộn là bởi cậu bê tha!”
Hay, “Quan điểm của bạn đầy định kiến, còn quan điểm của tôi rất hợp lí.” Lỗi qui kết bản chất là một thiên kiến nhận thức cổ điển, một xu hướng suy nghĩ của con người trong rất nhiều trường hợp.
Điều nghiêm trọng là mọi người thường không giải thích được ảnh hưởng của định kiến này trong suy nghĩ. Lí do cho điều này giống với lí do mà định kiến tồn tại ngay từ đầu: Hoàn cảnh và ý định của chúng ta tồn tại trực tiếp và khiến ta cảm thấy thuyết phục. Ý định và hoàn cảnh của người khác không tồn tại với chúng ta, nên chúng ta đánh giá qua các hành vi quá khích của họ.
Mặc dù lỗi qui kết xảy ra trong rất nhiều trường hợp khác nhau, có khác biệt về độ mạnh của nó.
Nghiên cứu về văn hóa cá nhân so với văn hóa tập thể (ví dụ, Hoa Kì so với Trung Quốc) gợi ý rằng định kiến mạnh hơn ở văn hóa cá nhân, nơi mọi người có ý thức bản thân độc lập mạnh mẽ hơn. Người hay lo âu dễ qui kết các sự kiện tiêu cực cho sai sót trong bản chất của mình, hơn là hoàn cảnh. Các nhà trị liệu hành vi nhận thức tập trung vào những qui kết này, cố gắng thay đổi “cách giải thích” mà một người thường nghĩ về thế giới.