Một nhóm bạn thi xem ai ném xa hơn ở bãi biển. Khi một trong các cô gái đưa tay ra sau chuẩn bị ném, tâm trí cô nhận thức răng các chàng trai trong nhóm đều nghĩ con gái không thể ném được xa. Đó dĩ nhiên là niềm tin phổ biến thông thường nhưng khiến cô gái lo lắng: Nếu cô ném không mạnh thì càng củng cố thêm định kiến giới tính của các chàng trai. Không may là, nỗi lo này làm giảm kết quả của cô, gây ra một hiệu ứng tự hoàn thành có tên “mối nguy rập khuôn”.
Hiện tượng tâm lí này được Claude Steele và Joshua Aronson đặt tên vào năm 1995, sau khi họ khám phá ra những người da đen thể hiện kém hơn trong một bài trắc nghiệm trí thông minh nếu người ta mô tả đây là bài kiểm tra năng lực chứ không phải là về cách giải quyết vấn đề. Từ đó, mối nguy rập khuôn đã được ghi nhận trong mối quan hệ với các bối cảnh xã hội khác bao gồm giới tính và bệnh tâm thần. Ví dụ, nữ kì thủ cờ vua chơi tệ hơn khi họ nghĩ mình đang đấu với đối thủ nam và các bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt cư xử lúng túng hơn khi nghĩ rằng đồng nghiệp đã biết về chứng bệnh của họ, ngay cả khi không có chuyện đó.
Nhà tâm lí học Geoff Cohen thử nghiệm một bước đệm có khả năng chống lại mối nguy rập khuôn. Ông yêu cầu các hoc sinh 12 tuổi cả da trắng lẫn da đen dành ra 10 phút viết về những điều mà chúng trân trọng, như gia đình hay âm nhạc, vài lần một năm. Đây là bài tập để giảm căng thẳng và nỗi sợ thất bại.
Các học sinh da đen thiểu số vốn có nguy cơ gặp mối nguy rập khuôn đã cải thiện điểm số hai năm sau đó, trong khi các học sinh da trắng chiếm đa số không thay đổi gì. Kết quả tương tự xảy ra ở một nhóm học sinh có kiểm soát cả da đen và da trắng cùng viết về thói quen buổi sáng của chúng hằng ngày.