Chúng ta không thể dừng việc hình thành ấn tượng về tính cách của nhau. Chúng ta nhanh chóng suy luận rằng người khác thì thân thiện, trầm lặng, lập dị… Nhưng tính cánh một người có bao nhiêu khía cạnh? Người Hi Lạp cổ đại tin rằng con người chia thành bốn loại tính khí:
Nóng nảy, lạnh lùng, lạc quan và u sầu. Vào giữa thế kỉ 20, nhà tâm lí học gốc Anh Raymond Cattell đã nghĩ ra bài trắc nghiệm tính cách dựa trên ý tưởng là có 16 yếu tố tính cách bao gồm cả hối lỗi và sắc sảo. Tâm lí học đương đại thì đồng tình với ý tưởng là có năm yếu tố tính cách chính, còn gọi là mô hình năm yếu tố lớn: Hướng ngoại, tâm lí bất ổn (gắn liền với sự e sợ và lo âu), tận tâm, dễ chịu và cởi mở (gắn liền với tính sáng tạo và sự sáng suốt). Mỗi yếu tố chứa đựng các khía cạnh tính cách có xu hướng đi cùng nhau. Ví dụ, một người hòa đồng thường có xu hướng hoạt ngôn và quyết đoán, cả ba đặc điểm này đều là biểu hiện của cùng một yếu tố cơ bản, trong trường hợp này là hướng ngoại. Năm yếu tố này cũng liên tục thay đổi và co giãn như cân nặng hay sức mạnh. Vì thế vấn đề không phải là chúng ta có bị loạn thần kinh hay không. Thay vào đó, mỗi người đều có tâm lí bất ổn nhất định, các yếu tố khác cũng vậy.
Năm yếu tố lớn là tập hợp các khía cạnh tính cách chung mà chúng ta đều có. Một số nhà tâm lí học đã tiếp cận theo cách khác (“cá biệt”), ghi lại những nét riêng biệt của từng cá nhân. Được biết đến nhiều nhất là George Kelly với lí thuyết kiến tạo cá nhân. Kelly đề xuất rằng mỗi chúng ta nhìn thế giới theo một tập hợp các cấu trúc biện chứng riêng (như là mọi người có tử tế hay không) và bằng cách khám phá những cấu trúc này, chúng ta có thể hiểu thế giới quan của ai đó.