Hãy nhanh chóng ghi nhớ chuỗi kí tự này: UPSBMWCIAIOC. Đây là một nhiệm vụ gây nản lòng, cho tới khi bạn chú ý thấy thực ra nó được cấu thành từ bốn từ viết tắt nổi tiếng: UPS và BMW là các công ty, CIA và IOC là các tổ chức. Nếu không tách chuỗi 12 chữ cái này thành các đoạn nhỏ, bạn sẽ rất trầy trật mới nhớ được hết tất cả.
Vào năm 1956, nhà tâm lí học người Mĩ George Miller thấy rằng, dù chúng ta có thể nhớ được hàng vạn thứ khác nhau trong một thời gian dài, giới hạn cho các nhiệm vụ cần trí nhớ ngắn hạn như này dường như chỉ duy trì được khoảng bảy thứ – dù là các con số, chữ cái, từ ngữ hay tông nhạc. Nhưng thú vị là, một học sinh của Miller tên
Sidney Smith có thể tự học cách nhớ được 40 số nhị phân ngẫu nhiên (số 0 và số 1) bằng cách kết hợp chúng thành những đoạn dài tám chữ số. Mỗi dãy số giống như một “từ tách biệt với Smith, nên ông có thể nhớ nhiều số hơn người chưa được huấn luyện. Tương tự, chúng ta có thể nhớ số điện thoại dài bằng cách chia các số thành nhóm.
Chúng ta có thể nhanh chóng học bài hát bằng cách chia các từ thành từng dòng và cặp vẫn. Và Miller phát hiện, số lượng các đoạn mà chúng ta có thể nhớ được trong một thời gian ngắn luôn gắn với con số bảy.
Trong khi nghiên cứu của Miller tỏ ra khá vững vàng, các nghiên cứu gần đây đã đặt ra nghi vấn về nó.
Bạn có thực sự nhớ được bảy đoạn, hay bạn chỉ đang nhóm những đoạn đó thành các đoạn lớn hơn? Vào năm 2001, nhà tâm lí học người Mĩ Nelson Cowan tranh luận rằng dung lượng trí nhớ ngắn hạn ít hơn nhiều so với con số bảy. Khi chúng ta bị ngăn cản tạo ra các đoạn mới bởi đang đông thời thực hiện các nhiệm vụ khác, số lượng đoạn mà chúng ta nhớ được là gần bốn.