HỮU NHƠN

Psychology

Số bảy của Miller

Trong khi nghiên cứu của Miller tỏ ra khá vững vàng, các nghiên cứu gần đây đã đặt ra nghi vấn về nó.
Bạn có thực sự nhớ được bảy đoạn, hay bạn chỉ đang nhóm những đoạn đó thành các đoạn lớn hơn? Vào năm 2001, nhà tâm lí học người Mĩ Nelson Cowan tranh luận rằng dung lượng trí nhớ ngắn hạn ít hơn nhiều so với con số bảy. Khi chúng ta bị ngăn cản tạo ra các đoạn mới bởi đang đông thời thực hiện các nhiệm vụ khác, số lượng đoạn mà chúng ta nhớ được là gần bốn.

Mô hình nút cổ chai của Broadbent

Lí thuyết gốc của Broadbent nói rằng các tín hiệu không thể đi qua nút cổ chai sẽ biến mất. Tuy nhiên, vào năm 1960, nhà tâm lí học người Anh Anne Treisman nhận thấy thuyết của Broadbent không giải thích được việc mọi người dù đang mê mải trong các nhiệm vụ phức tạp vẫn có thể phản ứng với âm thanh gọi tên mình. Treisman tranh luận rằng các tín hiệu không được xử lí thực ra bị giữ lại, cho phép các tín hiệu quan trọng hay đặc biệt ấn tượng thu hút sự chú ý của chúng ta.

Tri nhận nghiệm thân

Các phát hiện của tri nhận nghiệm thân dẫn đến những kết luận hấp dẫn trong nghệ thuật thuyết phục.
Những người tham gia thử nghiệm trong một căn phòng ấm áp nói rằng họ cảm thấy thân thiết với nhà nghiên cứu hơn. Những người được yêu cầu cầm một cốc cà phê đá thì đánh giá rằng nhà nghiên cứu xa cách hơn. Cầm một tấm bảng nặng khiến người tham gia yêu thích một loại ngoại tệ hơn. Có rất nhiều thứ cho các nhà tiếp thị “bắt tay” vào làm, có thể nói là vậy đấy!

Elizabeth Loftus

Bất kì ai dám nói chuyện thay mặt những kẻ bị cáo buộc hiếp dâm, giết hại trẻ em và giết người hàng loạt nhiều khả năng sẽ tạo ra kẻ thù. Đây là điều mà Elizabeth Loftus đã làm trong phần lớn cuộc đời nghiên cứu của mình. Kết quả, bà là mục tiêu bị phỉ báng công khai, nhận những lá thư hần học và cả đe dọa đến tính mạng.

Kí ức giả của Loftus

Những người chỉ trích nghiên cứu tranh luận rằng sự cố trung tâm thương mại có thể đã thực sự xảy ra. Có lẽ là cha mẹ đã quên nó hay hoàn toàn không biết, và cuộc phỏng vấn đã đánh thức kí ức thực sự về sự cố có thật này. Loftus đã nghĩ ra cách phản bác hoàn hảo. Bà và các đồng sự đã tái tạo nghiên cứu trung tâm thương mại, nhưng lần này nhiều người tham gia đã nhớ lại việc họ gặp Thỏ Bugs ở Disneyland – một sự kiện khó xảy ra vì Bugs là nhân vật của hãng Warner Brothers.

Ngữ pháp phổ quát của Chomsky

Ở trường học tiếng Anh, hầu hết chúng ta được dạy “ngữ pháp” nhấn mạnh các qui tắc cụ thể của ngôn ngữ: Thêm “s” vào để thành số nhiều, sử dụng dấu nháy đơn để biểu thị sự sở hữu. Chomsky và các môn đồ không hứng thú với những qui tắc này, vốn thay đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Thay vào đó, họ tập trung vào những qui tắc chung của tất cả ngôn ngữ: Các câu bao gồm cụm danh từ và cụm động từ, có thể được chia thành các đơn vị nhỏ hơn, hoặc kết hợp lại thành những đơn vị lớn hơn, rồi được sử dụng để tạo ra ngôn ngữ nói thực tế.

Giả thuyết Sapir-Whorf

Bản năng Ngôn ngữ xuất bản năm 1994. Tất nhiên, nếu chúng ta chỉ có thể nghĩ về những thứ có từ cho nó, thì làm sao ban đầu chúng ta học được ngôn ngữ? Huyền thoại Eskimo đã bị lẫn lộn đầu đuôi: Một người Eskimo không phân biệt các loại tuyết nhờ lượng từ vựng cô ấy biết; cô sử dụng nhiều từ về tuyết hơn vì đã học cách nhận biết các loại tuyết khác nhau.
Mặc dù ngôn ngữ không quyết định khả năng suy nghĩ, hiển nhiên là qui ước của ngôn ngữ ảnh hưởng tới thói quen suy nghĩ của chúng ta. Khi xem xét các ngôn ngữ buộc người nói phải gán giới tính cho đồ vật, người ta thấy rằng người nói nhìn đồ vật theo đúng tính đực và tính cái phù hợp với qui ước ấy.

Con chó của Pavlov

Chú ý rằng phản xạ có điều kiện không giải thích một con vật làm gì – nó miêu tả tình huống mà các kích thích gây ra hành động, bỏ qua bản thân hành động đó. “Điều kiện hóa từ kết quả” là đối trọng với phản xạ có điều kiện, miêu tả tình huống xảy ra kích thích (ví dụ: Thức ăn) phụ thuộc vào hành vi của con vật (ví dụ: Nó có cầu xin hay không). Điều kiện hóa từ kết quả được cho là miêu tả phạm vi học tập rộng hơn phản xạ có điều kiện.

Hiệu ứng giả dược

Hiệu ứng giả dược có một hiệu ứng song sinh độc ác tên là “hiệu ứng nocebo”, xảy ra khi một người tin rằng mình sẽ bị tổn thương hay đau đơn, ngay cả khi không có bất kì ảnh hưởng thể chất nào. Ví dụ như một số người nói rằng họ thấy khó chịu sau khi sử dụng điện thoại di động.
Các nhà khoa học không xác định được nguyên nhân vật lí, vì thế các ảnh hưởng xấu có thể do niềm tin tiêu cực của họ về công nghệ.

Bộ não vượt trội tính nam

Các lí thuyết khác gợi ý rằng bộ não tự kỉ gặp khó khăn chung trong việc hiểu “bức tranh toàn cảnh” hay sự phối hợp các chức năng tinh thân khác nhau không được vận hành trơn tru. Thực vậy, các chẩn đoán “tự kỉ” và “hội chứng Asperger” điều liên quan tới tình trạng suy thoái quan hệ xã hội, khó khăn trong giao tiếp và các hành vi lặp lại. Hiện tại, các bằng chứng đáng tin cho thấy các khó khăn này không do những thứ giống nhau gây ra – vì thế hiểu bức tranh toàn cảnh có thể phức tạp đối với người tự kỉ hơn là các hệ thống.

Shopping Cart