HỮU NHƠN

Tâm lí học Tiến hoá

Cơ thể con người tiến hóa theo chọn lọc tự nhiên và có rất nhiều điểm chung với cơ thể của các loài động vật khác. Tâm lí học tiến hóa mở rộng logic này tới tâm trí loài người. Giống như tâm lí học hành vi, trọng tâm của tâm lí học tiến hóa là tìm ra những qui tắc chung trong hành vi của con người và động vật. Các nhà sinh vật học tiến hóa đã cho thấy cách các loài động vật phát triển chiến lược để giải quyết những hoạt động cốt lõi như tìm kiếm thức ăn, làm cha mẹ, giải quyết xung đột và lựa chọn bạn đời. Nghiên cứu thú vị trong tâm lí học tiền hóa cho thấy cách mà các hành vi này bị ảnh hưởng bởi sự tiến hóa tất yếu, ngay cả khi xảy ra ở con người có lí trí. Có hai phiên bản tâm lí học tiến hóa. Một phiên bản lí thuyết rộng bao gồm những người nghĩ về tâm lí học từ quan điểm tiến hóa, gồm các nhà nhân chủng học, sinh vật học quan tâm tới hành vi, người nghiên cứu loài linh trưởng và các nhà tâm lí học ở rất nhiều lĩnh vực. Phiên bản thứ hai hẹp hơn, đôi lúc được phân biệt bằng chữ in hoa (“Tâm Lí Học Tiến Hóa” hay viết tắt là “EP”), tập trung áp dụng các ý tưởng từ thuyết tiến hóa vào lí luận và hành vi xã hội của con người, đặc biệt là tới hành vi tình dục.

Các nhà phê bình lên án tâm lí học tiến hóa vì đã kể “những sự tích” về hành vi – những câu chuyện nghe xuôi tai gây ấn tượng mạnh, nhưng không thể chứng minh là đúng hay sai. Tệ hơn nữa, các nhà phê bình tuyên bố rằng một số người sử dụng các lập luận về tiến hóa để biện minh cho các lí thuyết không hợp lí hay công bằng về cách tổ chức xã hội. Mặc dù vậy, hầu hết các nhà tâm lí học sẽ đồng ý rằng tâm lí học là một phần của sinh học, vì thế phải được hiểu trong khuôn khổ tiến hóa. Họ chỉ không đồng ý rằng tiến hóa liên quan trực tiếp tới hành vi con người.

Hi, mình là Hữu Nhơn. Chào mừng bạn đến với blog của mình! Đây là nơi mình chia sẻ những câu chuyện về tâm lý, giáo dục và cuộc sống với mong muốn chạm đến những góc sâu nhất trong suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Hy vọng mỗi bài viết sẽ mang đến cho bạn chút đồng cảm, chút suy tư và chút cảm hứng để tiếp tục hành trình phát triển bản thân.

More
articles

Tâm lí học

Ý thức

Ý thức từ lâu đã là đối tượng tranh luận giữa các nhà thần kinh học và các triết gia. Nghiên cứu bộ não hiện đại chỉ mới bắt đầu cung cấp một số hiểu biết về nó, và lí thuyết khu vực làm việc toàn diện là mô hình hữu ích nhất để diễn giải các bằng chứng hiện có. Phương pháp này cung cấp hiểu biết về các rối loạn ý thức như hôn mê và tình trạng thực vật kéo dài, cùng một số thông tin gợi ý rằng các tình trạng như tâm thần phân liệt liên quan tới sự thay đổi sâu sắc của các quá trình trong không gian làm việc toàn diện.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Số bảy của Miller

Trong khi nghiên cứu của Miller tỏ ra khá vững vàng, các nghiên cứu gần đây đã đặt ra nghi vấn về nó.
Bạn có thực sự nhớ được bảy đoạn, hay bạn chỉ đang nhóm những đoạn đó thành các đoạn lớn hơn? Vào năm 2001, nhà tâm lí học người Mĩ Nelson Cowan tranh luận rằng dung lượng trí nhớ ngắn hạn ít hơn nhiều so với con số bảy. Khi chúng ta bị ngăn cản tạo ra các đoạn mới bởi đang đông thời thực hiện các nhiệm vụ khác, số lượng đoạn mà chúng ta nhớ được là gần bốn.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Mô hình nút cổ chai của Broadbent

Lí thuyết gốc của Broadbent nói rằng các tín hiệu không thể đi qua nút cổ chai sẽ biến mất. Tuy nhiên, vào năm 1960, nhà tâm lí học người Anh Anne Treisman nhận thấy thuyết của Broadbent không giải thích được việc mọi người dù đang mê mải trong các nhiệm vụ phức tạp vẫn có thể phản ứng với âm thanh gọi tên mình. Treisman tranh luận rằng các tín hiệu không được xử lí thực ra bị giữ lại, cho phép các tín hiệu quan trọng hay đặc biệt ấn tượng thu hút sự chú ý của chúng ta.

Đọc thêm »
Shopping Cart