HỮU NHƠN

BLOG

Bạn đã bao giờ dừng lại và tự hỏi…
🌱 Làm sao để hiểu rõ chính mình, tìm thấy động lực và kiến tạo một cuộc sống ý nghĩa?
🚀 Làm sao để học tập, làm việc hiệu quả mà vẫn giữ được năng lượng và niềm vui mà không rơi vào trạng thái kiệt sức?
💡 Làm thế nào để phát triển những kỹ năng giúp bạn chinh phục tương lai?
💖 Và quan trọng hơn cả: Làm sao để SỐNG HẠNH PHÚC mỗi ngày?

Nếu những câu hỏi này khiến bạn gật đầu suy nghĩ, thì xin chúc mừng – bạn vừa tìm thấy một nơi dành cho mình! 

Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá điều gì?

Đây là không gian để mình chia sẻ những kiến thức và góc nhìn về Tâm lý họcGiáo dục học – hai lĩnh vực mà mình luôn dành nhiều tâm huyết. Mình tin rằng thấu hiểu bản thân là bước đầu tiên để phát triển, và học tập suốt đời là chìa khóa để tối ưu hóa cuộc sống.

Tại đây, bạn sẽ tìm thấy những bài viết về: Thấu hiểu bản thân – giúp bạn khám phá tính cách, cảm xúc và động lực của mình. Định hướng nghề nghiệp – cung cấp những gợi ý và lời khuyên thực tế cho học sinh, sinh viên. Phát triển kỹ năng – từ kỹ năng học tập đến kỹ năng sống, kỹ năng mềm, tất cả đều quan trọng! Tâm lý học đường – hỗ trợ sức khỏe tinh thần và sự phát triển toàn diện cho học sinh, sinh viên. Sức khỏe tâm thần – hiểu và chăm sóc tâm lý để có một cuộc sống cân bằng, hạnh phúc.

Ngoài ra, mình cũng viết về những chủ đề xoay quanh tối ưu hóa cuộc sống, từ thói quen hiệu quả đến quản lý thời gian, tài chính cá nhân. Hy vọng những chia sẻ này sẽ mang lại giá trị và truyền cảm hứng để bạn phát triển bản thân theo cách tốt nhất.

Vì sao mình viết blog này? 

Mình tin rằng giáo dục không chỉ gói gọn trong những trang sách, mà là cả một hành trình khám phá, trải nghiệm và phát triển không ngừng. Học không chỉ để biết, mà còn để hiểu, để thay đổi, và để sống một cuộc đời ý nghĩa hơn.

Mình không phải là một chuyên gia toàn năng, nhưng mình là một người đam mê học hỏi, thích chia sẻ và luôn khao khát tìm ra những cách giúp bản thân và mọi người sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Cuộc sống là một chuỗi những câu hỏi, những lần vấp ngã, những khoảnh khắc nhận ra điều mới mẻ – và mình muốn biến blog này thành một không gian để chúng ta cùng nhau khám phá, cùng nhau trưởng thành.

Có thể bạn sẽ tìm thấy ở đây một ý tưởng thú vị, một góc nhìn mới mẻ, hay chỉ đơn giản là một lời nhắn nhủ đúng lúc giúp bạn bước tiếp trên hành trình của mình. Nếu một bài viết nhỏ bé nào đó trên blog này có thể chạm đến bạn, truyền cảm hứng cho bạn, thì đó chính là niềm vui lớn nhất của mình.

🌟 Bạn đã sẵn sàng bước vào hành trình phát triển bản thân chưa?
💡 Hãy cùng nhau học, cùng nhau lớn lên, cùng nhau kiến tạo một cuộc đời đáng sống! 🚀

 

CÙNG HỌC - CÙNG TRƯỞNG THÀNH

Tâm lí học

Ý thức

Ý thức từ lâu đã là đối tượng tranh luận giữa các nhà thần kinh học và các triết gia. Nghiên cứu bộ não hiện đại chỉ mới bắt đầu cung cấp một số hiểu biết về nó, và lí thuyết khu vực làm việc toàn diện là mô hình hữu ích nhất để diễn giải các bằng chứng hiện có. Phương pháp này cung cấp hiểu biết về các rối loạn ý thức như hôn mê và tình trạng thực vật kéo dài, cùng một số thông tin gợi ý rằng các tình trạng như tâm thần phân liệt liên quan tới sự thay đổi sâu sắc của các quá trình trong không gian làm việc toàn diện.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Số bảy của Miller

Trong khi nghiên cứu của Miller tỏ ra khá vững vàng, các nghiên cứu gần đây đã đặt ra nghi vấn về nó.
Bạn có thực sự nhớ được bảy đoạn, hay bạn chỉ đang nhóm những đoạn đó thành các đoạn lớn hơn? Vào năm 2001, nhà tâm lí học người Mĩ Nelson Cowan tranh luận rằng dung lượng trí nhớ ngắn hạn ít hơn nhiều so với con số bảy. Khi chúng ta bị ngăn cản tạo ra các đoạn mới bởi đang đông thời thực hiện các nhiệm vụ khác, số lượng đoạn mà chúng ta nhớ được là gần bốn.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Mô hình nút cổ chai của Broadbent

Lí thuyết gốc của Broadbent nói rằng các tín hiệu không thể đi qua nút cổ chai sẽ biến mất. Tuy nhiên, vào năm 1960, nhà tâm lí học người Anh Anne Treisman nhận thấy thuyết của Broadbent không giải thích được việc mọi người dù đang mê mải trong các nhiệm vụ phức tạp vẫn có thể phản ứng với âm thanh gọi tên mình. Treisman tranh luận rằng các tín hiệu không được xử lí thực ra bị giữ lại, cho phép các tín hiệu quan trọng hay đặc biệt ấn tượng thu hút sự chú ý của chúng ta.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Tri nhận nghiệm thân

Các phát hiện của tri nhận nghiệm thân dẫn đến những kết luận hấp dẫn trong nghệ thuật thuyết phục.
Những người tham gia thử nghiệm trong một căn phòng ấm áp nói rằng họ cảm thấy thân thiết với nhà nghiên cứu hơn. Những người được yêu cầu cầm một cốc cà phê đá thì đánh giá rằng nhà nghiên cứu xa cách hơn. Cầm một tấm bảng nặng khiến người tham gia yêu thích một loại ngoại tệ hơn. Có rất nhiều thứ cho các nhà tiếp thị “bắt tay” vào làm, có thể nói là vậy đấy!

Đọc thêm »
Tâm lí học

Elizabeth Loftus

Bất kì ai dám nói chuyện thay mặt những kẻ bị cáo buộc hiếp dâm, giết hại trẻ em và giết người hàng loạt nhiều khả năng sẽ tạo ra kẻ thù. Đây là điều mà Elizabeth Loftus đã làm trong phần lớn cuộc đời nghiên cứu của mình. Kết quả, bà là mục tiêu bị phỉ báng công khai, nhận những lá thư hần học và cả đe dọa đến tính mạng.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Kí ức giả của Loftus

Những người chỉ trích nghiên cứu tranh luận rằng sự cố trung tâm thương mại có thể đã thực sự xảy ra. Có lẽ là cha mẹ đã quên nó hay hoàn toàn không biết, và cuộc phỏng vấn đã đánh thức kí ức thực sự về sự cố có thật này. Loftus đã nghĩ ra cách phản bác hoàn hảo. Bà và các đồng sự đã tái tạo nghiên cứu trung tâm thương mại, nhưng lần này nhiều người tham gia đã nhớ lại việc họ gặp Thỏ Bugs ở Disneyland – một sự kiện khó xảy ra vì Bugs là nhân vật của hãng Warner Brothers.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Ngữ pháp phổ quát của Chomsky

Ở trường học tiếng Anh, hầu hết chúng ta được dạy “ngữ pháp” nhấn mạnh các qui tắc cụ thể của ngôn ngữ: Thêm “s” vào để thành số nhiều, sử dụng dấu nháy đơn để biểu thị sự sở hữu. Chomsky và các môn đồ không hứng thú với những qui tắc này, vốn thay đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Thay vào đó, họ tập trung vào những qui tắc chung của tất cả ngôn ngữ: Các câu bao gồm cụm danh từ và cụm động từ, có thể được chia thành các đơn vị nhỏ hơn, hoặc kết hợp lại thành những đơn vị lớn hơn, rồi được sử dụng để tạo ra ngôn ngữ nói thực tế.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Giả thuyết Sapir-Whorf

Bản năng Ngôn ngữ xuất bản năm 1994. Tất nhiên, nếu chúng ta chỉ có thể nghĩ về những thứ có từ cho nó, thì làm sao ban đầu chúng ta học được ngôn ngữ? Huyền thoại Eskimo đã bị lẫn lộn đầu đuôi: Một người Eskimo không phân biệt các loại tuyết nhờ lượng từ vựng cô ấy biết; cô sử dụng nhiều từ về tuyết hơn vì đã học cách nhận biết các loại tuyết khác nhau.
Mặc dù ngôn ngữ không quyết định khả năng suy nghĩ, hiển nhiên là qui ước của ngôn ngữ ảnh hưởng tới thói quen suy nghĩ của chúng ta. Khi xem xét các ngôn ngữ buộc người nói phải gán giới tính cho đồ vật, người ta thấy rằng người nói nhìn đồ vật theo đúng tính đực và tính cái phù hợp với qui ước ấy.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Con chó của Pavlov

Chú ý rằng phản xạ có điều kiện không giải thích một con vật làm gì – nó miêu tả tình huống mà các kích thích gây ra hành động, bỏ qua bản thân hành động đó. “Điều kiện hóa từ kết quả” là đối trọng với phản xạ có điều kiện, miêu tả tình huống xảy ra kích thích (ví dụ: Thức ăn) phụ thuộc vào hành vi của con vật (ví dụ: Nó có cầu xin hay không). Điều kiện hóa từ kết quả được cho là miêu tả phạm vi học tập rộng hơn phản xạ có điều kiện.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Hiệu ứng giả dược

Hiệu ứng giả dược có một hiệu ứng song sinh độc ác tên là “hiệu ứng nocebo”, xảy ra khi một người tin rằng mình sẽ bị tổn thương hay đau đơn, ngay cả khi không có bất kì ảnh hưởng thể chất nào. Ví dụ như một số người nói rằng họ thấy khó chịu sau khi sử dụng điện thoại di động.
Các nhà khoa học không xác định được nguyên nhân vật lí, vì thế các ảnh hưởng xấu có thể do niềm tin tiêu cực của họ về công nghệ.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Bộ não vượt trội tính nam

Các lí thuyết khác gợi ý rằng bộ não tự kỉ gặp khó khăn chung trong việc hiểu “bức tranh toàn cảnh” hay sự phối hợp các chức năng tinh thân khác nhau không được vận hành trơn tru. Thực vậy, các chẩn đoán “tự kỉ” và “hội chứng Asperger” điều liên quan tới tình trạng suy thoái quan hệ xã hội, khó khăn trong giao tiếp và các hành vi lặp lại. Hiện tại, các bằng chứng đáng tin cho thấy các khó khăn này không do những thứ giống nhau gây ra – vì thế hiểu bức tranh toàn cảnh có thể phức tạp đối với người tự kỉ hơn là các hệ thống.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Liệu pháp nhận thức của Beck

Đầu sự nghiệp, Beck có xu hướng đáng tiếc là đề cập tới những cách suy nghĩ “hợp lí” hơn, thay vì hữu ích hơn. Điều này đã bị chỉ trích bởi vì “sự hợp lí” là một ý tưởng mang tính logic mà chúng ta không cần để có tinh thần khỏe mạnh. Hơn thế nữa, phong cách của liệu pháp nhận thức không phù hợp với tất cả mọi người, vì thế điều quan trọng là tìm ra một cách trị liệu phù hợp với riêng từng người.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Tâm lí học nhân văn của Maslow

Dù bị chỉ trích bởi chỉ chú tâm vào khía cạnh hẹp trong tâm lí học khoa học, Maslow luôn xem cách tiếp cận nhân văn là thứ bổ sung cho nó hơn là hay thế, và hơi có chút thất vọng khi các ý tưởng của ông không có ảnh hưởng lớn hơn với những nhà khoa học thời đó. Tuy nhiên gần đây, phong trào tâm lí học tích cực mang tính khoa học đã quay lại chủ đề về hạnh phúc cùng tiềm năng con người và biểu dương Maslow là nguồn cảm hứng ban đầu.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Tình trạng gây nổi bật khác thường của Kapur

Những hiểu biết của chúng ta về chất hóa học trong não chưa thể giải thích đầy đủ nguy cơ của bệnh tâm thần. Bên cạnh đó, các bằng chứng cho thấy một loạt đặc điểm và kinh nghiệm của chủ thế như tiền sử mắc bệnh tâm thần của gia đình, môi trường sống, các mối quan hệ cá nhân, căng thẳng trong cuộc sống, và ngay cả biến chứng khi sinh cũng đóng một vai trò nhất định. Thần kinh học là một công cụ quan trọng, nhưng chúng ta cần nhận thức rõ mỗi cá nhân để hiểu và hỗ trợ tốt nhất cho những người đang đau khổ tinh thần.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Aaron Beck

Ai đã giết Sigmund Freud?
Câu trả lời ngắn gọn, nói theo lối ẩn dụ, đó phải là Aaron Beck. Khi Beck nhận bằng tâm thần học vào năm 1946, phân tâm học đang ở thời kì huy hoàng. Lĩnh vực này bị chi phối bói các nhân vật có sức thuyết phục, những người cầm trịch nhờ “địa vị cao” hơn là “bằng chứng.” Phương pháp đáng tin cậy duy nhất là nguyên tắc ngón cái, tức là khoảng một phần ba bệnh nhân sẽ khỏe lên, một phần ba trở bệnh xấu đi và một phần ba vẫn thế.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Thí nghiệm bệnh viện tâm thần của Rosenhan

Bác sĩ tâm thần Robert Spitzer trả lời rằng nếu ông ngậm máu và nôn ra ở một phòng cấp cứu, giả vờ bị viêm loét dạ dày tá tràng, người ta không nên trách nhân viên vì bị lừa hay nên thay đổi định nghĩa của xuất huyết nội. Mặc dù đưa ra lời chỉ trích này, Spitzer đã dẫn đầu một cuộc cải cách về định nghĩa các bệnh tâm thần. Nhờ đó, các chẩn đoán hiện đại đã ít mơ hồ hơn và không còn phụ thuộc vào sự diễn giải của mỗi bác sĩ.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Chứng cuồng loạn của Charcot

Ngành thần kinh học hiện đại để xuất răng các triệu chứng “cuồng loạn” hay “nguồn gốc do tâm lí”, như cách gọi bây giờ, có thể là do thùy trán cản trở các chức năng khác của bộ não. Vẫn chưa rõ chính xác vì sao điều này xảy ra, nhưng chúng ta biết rằng bệnh nhân có các triệu chứng này thường gặp những khó khăn về cảm xúc khác. Điều này cho thấy các triệu chứng không hoạt động theo cách là “cơ chế phòng vệ hiệu quả” như Freud đã đề ra, tuy vậy chúng có thể bị kích hoạt bởi cảm xúc theo cách khác.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Khả năng sẵn sàng học hỏi của Seligman

Mọi người dễ dàng chấp nhận quan niệm là một số nỗi sợ dễ học được hơn những cái khác. Tuy vậy, tuyên bố rằng đây thuần túy là kết quả của quá trình tiến hóa thì khó chứng minh hơn. Bởi vì chứng sợ thường không xuất hiện cho tới tuổi thiếu niên hay thành niên. Có lẽ vì chúng ta có nhiều khả năng sợ một số thứ nhất định xuất phát từ niềm tin văn hóa, qua quan sát cách những người khác phản ứng và cảnh báo của cha mẹ, cũng tương tự như qua ảnh hưởng của tiến hóa.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Bộ não chia cắt của Sperry

Văn hóa đại chúng bị cuốn theo những phát hiện của Sperry và chúng ta thường nghe thấy các ý kiến không chính xác rằng phần bên phải bộ não thì “sáng tạo” còn phần bên trái thì “lí trí”. Đây là lối suy nghĩ chung, không phải tuyệt đối, nhưng cũng sai lệch như cho rằng người nước này “tình cảm” trong khi người nước nọ thì “thực tế”. Sự thật, nghiên cứu của Sperry nhấn mạnh bộ não là một mạng lưới phức hợp và các khả năng của chúng ta phụ thuộc vào sự phối hợp giữa hai bên bán cầu để có được tiềm năng đầy đủ.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Thuyết tiền định qua cái tên

Cái tên có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta theo một cách khác là đánh vần các chữ cái đầu trong tên. Nhà nghiên cứu Nicholas Christenfeld ở Đại học California, San Diego, đã phân tích hàng ngàn giấy chứng tử ở thành phố California và phát hiện ra nam giới có những tên viết tắt tích cực (ví dụ, A.C.E. – xuất sắc) sống lâu hơn trung bình bốn năm so với những người có tên viết tắt trung tính, trong khi nam giới có những tên viết tắt tiêu cực (ví dụ, D.I.E. – chết) thì qua đời trung bình sớm hơn hai năm so với những người trung tính.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Qui tắc 10.000 giờ của Ericsson

Tương tự tập luyện thật nhiều, các yếu tố tình huống khác rõ ràng cũng giúp chúng ta dễ dàng đạt được sự vĩ đại, bao gồm sinh ra trong tháng
Một (lợi thế do lớn tuổi hơn các bạn bè trong lớp và trong các buổi luyện tập thể thao) và sống trong một thành phố có dân cư ít hơn 500.000 người. Yếu tố sau mang đến cơ hội để thử nhiều hoạt động khác nhau, giúp xây dựng các kĩ năng chung như tính tự giác và phối hợp nhóm.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Hiệu ứng Flynn

Dữ liệu từ cuối thế kỉ 20 chỉ ra rằng hiệu ứng Flynn đã dừng lại ở một số quốc gia phát triển và thậm chí bắt đầu đảo ngược. Một nghiên cứu vào năm 2008 của Thomas Teasdale và David Owen với lính nghĩa vụ quân sự Đan Mạch phát hiện ra những người trắc nghiệm chỉ số thông minh vào năm 2003 – 2004 có điểm số IQ thấp hơn đáng kể so với những người trắc nghiệm vào năm 1998. Hiện chưa rõ nguyên nhân là gì.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Bẩm sinh qua cách nuôi dưỡng

Một minh chứng nữa về cách bẩm sinh và nuôi dưỡng tương tác: Ngành khoa học sinh học tiên tiến đang dần hé lộ cách mà các trải nghiệm nhất định có thể thay đổi hoạt động của gen mà thậm chí không cần thay đổi trình tự ADN (bộ gen duy nhất của mỗi người). Người ta gọi hiện tượng này là “ngoại di truyền” và đã được chứng minh, ví dụ những con chuột được chuột mẹ nuôi dưỡng sẽ ít bị căng thẳng, bởi việc được liếm lông nhiều hơn đã thay đổi chức năng của các gen liên quan đến giao tiếp giữa các tế bào não.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Hans Eysenck

Điểm IQ của bạn được di truyền và phụ thuộc vào nhóm chủng tộc của bạn. Vị trí của các ngôi sao trên bầu trời vào lúc bạn sinh ra ảnh hưởng tới tính cách của bạn tới cuối đời. Hút thuốc không gây ra ung thư phổi… Đây là một số niềm tin gây tranh cãi mà nhà tâm lí học gốc Đức Hans Eysenck đã chống lại trong cuộc đời thách thức các nền tảng khoa học của mình.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Lỗi qui kết bản chất

Mặc dù lỗi qui kết xảy ra trong rất nhiều trường hợp khác nhau, có khác biệt về độ mạnh của nó.
Nghiên cứu về văn hóa cá nhân so với văn hóa tập thể (ví dụ, Hoa Kì so với Trung Quốc) gợi ý rằng định kiến mạnh hơn ở văn hóa cá nhân, nơi mọi người có ý thức bản thân độc lập mạnh mẽ hơn. Người hay lo âu dễ qui kết các sự kiện tiêu cực cho sai sót trong bản chất của mình, hơn là hoàn cảnh. Các nhà trị liệu hành vi nhận thức tập trung vào những qui kết này, cố gắng thay đổi “cách giải thích” mà một người thường nghĩ về thế giới.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Năm yếu tố tính cách lớn

Năm yếu tố lớn là tập hợp các khía cạnh tính cách chung mà chúng ta đều có. Một số nhà tâm lí học đã tiếp cận theo cách khác (“cá biệt”), ghi lại những nét riêng biệt của từng cá nhân. Được biết đến nhiều nhất là George Kelly với lí thuyết kiến tạo cá nhân. Kelly đề xuất rằng mỗi chúng ta nhìn thế giới theo một tập hợp các cấu trúc biện chứng riêng (như là mọi người có tử tế hay không) và bằng cách khám phá những cấu trúc này, chúng ta có thể hiểu thế giới quan của ai đó.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Hiệu ứng Lake Wobegon

Hiệu ứng Lake Wobegon có một hiệu ứng sinh đôi tiêu cực gọi là hiệu ứng “tệ hơn trung bình”. Đây là niềm tin lệch lạc của chúng ta về việc không có khả năng thành công ở các thách thức bất thường, khó khăn như tung hứng hay đi xe một bánh. Hầu hết mọi người đều cho rằng mình tệ hơn mức trung bình ở những nhiệm vụ như thế, có lẽ vì không định lượng “mức trung bình” ở người khác là thế nào.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Tuân theo người lãnh đạo

Điều gì khiến một người thuộc về nhóm này hơn là nhóm khác? Bạn đang đọc cuốn sách 30 Giây Tâm Lí Học được dịch ra tiếng Việt, liệu điều đó có khiến bạn thuộc nhóm “người đọc sách”,” người nói tiếng Việt” hay “người hâm mộ tâm lí học?” Làm sao các nhóm được chọn ra là câu đố hóc búa mà các nhà tâm lí học xã hội phải tiếp tục suy ngẫm. Lí thuyết về bản sắc xã hội cho rằng bạn sẽ gắn bó với bất kì nhóm nào trong số đó, nhưng bị thúc đẩy bởi rất nhiều yếu tố bao gồm lòng tự trọng, giảm thiểu sự nghi ngờ hay chỉ đơn giản là sự gợi ý.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Mối nguy rập khuôn

Nhà tâm lí học Geoff Cohen thử nghiệm một bước đệm có khả năng chống lại mối nguy rập khuôn. Ông yêu cầu các hoc sinh 12 tuổi cả da trắng lẫn da đen dành ra 10 phút viết về những điều mà chúng trân trọng, như gia đình hay âm nhạc, vài lần một năm. Đây là bài tập để giảm căng thẳng và nỗi sợ thất bại.
Các học sinh da đen thiểu số vốn có nguy cơ gặp mối nguy rập khuôn đã cải thiện điểm số hai năm sau đó, trong khi các học sinh da trắng chiếm đa số không thay đổi gì. Kết quả tương tự xảy ra ở một nhóm học sinh có kiểm soát cả da đen và da trắng cùng viết về thói quen buổi sáng của chúng hằng ngày.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Nghiên cứu về sự phục tùng của Milgram

Khi Milgram miêu tả chi tiết qui trình với một nhóm bác sĩ tâm thần, họ tiên đoán rằng chỉ có một “kẻ cực đoan bệnh hoạn” sẽ tuân thủ người làm thí nghiệm tới mức gây chết người. Rất nhiều người nghe tới thí nghiệm của Milgram phản đối rằng họ sẽ không tuân lệnh, hoặc con người thời nay sẽ không hành xử như vậy (Milgram thực hiện các nghiên cứu vào những năm 1960 và 1970). Không may là, bài học của Milgram về sự nguy hiểm của việc phục tùng chính quyền vẫn đúng trong hoàn cảnh ngày nay.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Stanley Milgram

Mặc dù được biết đến nhiều nhất vì các thí nghiệm phục tùng, Milgram cũng thực hiện các thí nghiệm có tầm ảnh hưởng trong “hiện tượng thế giới nhỏ” (hay “sáu chặng phân cách”) và các tác động tâm lí của môi trường đô thị.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Nhà tù của Zimbardo

Thí nghiệm nhà tù Stanford của Zimbardo được quan tâm trở lại vào năm 2004, khi nổi lên các cáo buộc về tình trạng cai ngục Hoa Kì bạo hành tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib ở Iraq. Thực tế, Zimbardo đã trở thành nhân chứng chuyên môn bào chữa trong các phiên tòa quân sự xử trung sĩ Ivan “Chip” Frederick, nơi ông tranh luận rằng phần nhiều trách nhiệm của hành động hung bạo là do môi trường nhà tù cộng với các hoàn cảnh hệ thống và chính trị rộng lớn.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Giả thuyết tiếp xúc của Allport

Một vấn đề với nhiều nghiên cứu về giả thuyết tiếp xúc là nó chỉ tiêu biểu tại một thời điểm. Những kiểu nghiên cứu này không thể chứng minh việc tiếp xúc tạo ra các thái độ tích cực. Có thể đơn giản là người có thái độ tích cực thường tìm kiếm nhiều tiếp xúc hơn. Dù vậy khá lạc quan là một nghiên cứu gần đây gợi ý rằng “tiếp xúc mở rộng’, tức là bạn bè có quen ai đó ở nhóm ngoài, giúp giảm thiểu định kiến. Tưởng tượng ra một cuộc gặp gỡ tích cực với thành viên ngoài nhóm cũng có hiệu quả tương tự.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Tư duy tập thể của Janis

Từ nghiên cứu có ảnh hưởng mạnh mẽ của Janis, tư duy tập thể đã bị đổi lỗi cho rất nhiều thảm họa, bao gồm thảm họa tàu con thoi Challenger, và gần đây hơn là cuộc chiến Iraq, cộng đồng tình báo đã có niềm tin sai lầm rằng Saddam Hussein sở hữu kho dự trữ Vũ khí Hủy diệt Hàng loạt. “Tư duy tập thể khiến cộng đồng (tình báo] diễn giải bằng chứng mơ hồ như việc thu mua công nghệ lưỡng dụng thành bằng chứng kết luận,” Pat Roberts, sau này là Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, phát biểu với báo chí vào năm 2004.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Hiệu ứng người ngoài cuộc

Khi sử gia Joseph de May phân tích quá trình tố tụng từ phiên tòa xét xử Winston Moseley, tên sát nhân giết Kitty Genovese, ông nhận thấy câu chuyện 38 người chứng kiến mà không làm gì chỉ là chuyện hoang đường của các bài báo đưa tin không chính xác. Thực tế, lần tấn công đẫm máu thứ hai của Moseley đối với Genovese diễn ra tại một cầu thang khuất khỏi tầm nhìn của tất cả nhân chứng. Tuy nhiên, vô số nghiên cứu tâm lí học đã khẳng định rằng hiệu ứng người ngoài cuộc là có thật.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Lí thuyết triển vọng của Kahneman & Tversky

Lí thuyết triển vọng là một phần của nghiên cứu đã mang về cho Daniel Kahneman giải Nobel Kinh tế và là nền tảng cho lĩnh vực được biết đến với cái tên “kinh tế học hành vi”. Ngành học này khám phá những miêu tả mới về cách chúng ta thực sự xử sự, bất chấp hành vi được cho là hợp lí. Bởi vì bất cứ canh bạc nào cũng có thể là lỗ hoặc lời phụ thuộc vào những gì bạn cho là hòa vốn. Một kết quả quan trọng của lí thuyết triển vọng là thay đổi cách mọi người cảm nhận về một canh bạc, bằng cách đổi cách miêu tả nó là nguy cơ thua lỗ hay cơ hội kiếm lời.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Trạng thái suy kiệt ý chí của Baumeister

Theo nhà tâm lí học Loran Nordgren của Đại học Northwestern và đồng sự, một trong những lí do mà chúng ta thường dễ bị cám dỗ là khi thỏa mãn – họ gọi là trạng thái “lạnh” – ta thường đánh giá thấp sức mạnh của ham muốn ở trạng thái “nóng” (đói, mệt hay có dục vọng). Họ gọi điều này là định kiến về “sự tự kiềm chế”.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Thiên kiến xác nhận của Wason

Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta đối mặt với bằng chứng khoa học mâu thuẫn trực tiếp với niềm tin của mình? Một nghiên cứu vào năm 2010 được thực hiện bởi nhà tâm lí học Geoffrey Munro của Đại học Towson đã phát hiện tình huống như vậy khiến nhiều người trong chúng ta kết luận rằng chủ đề này và cả các chủ đề khoa học khác là không thể thử nghiệm được. Ông gọi đây là “viện cớ bất lực mang tính khoa học.”

Đọc thêm »
Tâm lí học

Quyết định dựa trên cảm xúc của Damasio

Vùng não bộ cụ thể liên quan đến giả thuyết dấu hiệu cơ thể là vùng vỏ thùy giữa trán, ở ngay đằng sau và phía trên đôi mắt của bạn. Ngoài việc quan sát tình trạng suy yếu ở các bệnh nhân, Damasio lập luận rằng thật hợp lí khi vùng này tham gia vào việc đưa ra quyết định. Nó không chỉ nhận thông tin từ tất cả các giác quan của chúng ta mà còn kết nối với trung tâm cảm xúc của bộ não ở hồi hải mã và hạch hạnh nhân. Đây là một phần của thuỳ não trước thùy trán, nơi lí trí xuất hiện.

Đọc thêm »
Tâm lí học

William James

Có vẻ như thiên tài được di truyền theo huyết thống. Khó có gia tộc nào chứng minh điều này tốt hơn dòng họ James ở New York. Không chỉ là tộc trưởng, nhà thần học giàu có và được kính trọng bằng chính năng lực, Henry James Snr. còn là cha của ba đứa trẻ lần lượt đạt được thành tựu trong các lĩnh vực riêng: Nhà văn Henry James, nhà viết nhật kí Alice James và nhà tâm lí học William James.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Lí thuyết cảm xúc James-Lange

Lí thuyết James-Lange đã nhận được sự ủng hộ trong những năm gần đây từ nghiên cứu cho thấy chỉ hành động mỉm cười có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc hơn. Hơn thế nữa, một nghiên cứu vào năm 2008 ở phụ nữ đã trải qua tiêm botox thẩm mĩ phát hiện ra vùng trung tâm cảm xúc của bộ não khi trưng ra biểu cảm tức giận ít hoạt động hơn thông thường. Các nhà khoa học đề xuất rằng botox đã gây liệt một số cơ mặt của họ, do đó giảm ảnh hưởng đến cảm xúc.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Nhiệm vụ nhàm chán của Festinger

Không chỉ loài người chúng ta trải qua sự bất hòa nhận thức, loài khỉ cũng thế. Nhà tâm lí học Louisa Egan và các đồng nghiệp ở Đại học Yale đã chỉ ra điều này trong một nghiên cứu vào năm 2007. Trong đó, họ cho các con khỉ mũ (còn gọi là “khỉ thầy tu”) lựa chọn giữa các cặp kẹo có màu sắc khác nhau nhưng mùi vị như nhau. Sau khi từ chối một cặp có màu nhất định, con khỉ thực hiện một loạt lựa chọn theo sau cho thấy nó đã hạ giá trị của màu bị loại bỏ trong tâm trí, biện minh cho việc ưu tiên tùy hứng trước đó.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Các trạng thái cảm xúc phổ quát của Ekman

Từ nghiên cứu của Ekman, nhìn chung mọi người đều chấp nhận rằng nét mặt là một ngôn ngữ cảm xúc phổ quát. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2009 cho thấy người Tây Âu và châu Á sử dụng các hệ thống giải mã nét mặt khác và hệ thống của người châu Á không thể phân biệt chắc chắn giữa biểu hiện sợ hãi và ghê tởm theo cách mã hóa của FACS. Điều này cho thấy các biểu cảm không hề phổ quát.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Tính mềm dẻo của bộ não

Tính mềm dẻo của não bộ được tranh luận nhiều đến vậy là do mâu thuẫn với ý tưởng rằng tâm trí là một bộ máy xử lí thông tin giống máy tính. Lí do khác là mọi người thấy ngạc nhiên về lí thuyết này. Dù tâm trí dựa vào bộ não là niềm tin phổ biến nhưng trong sâu thẳm, chúng ta vẫn không tin rằng tất cả các suy nghĩ và cảm xúc của mình đều do cục thịt nằm giữa hai tai quyết định.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Các giai đoạn phát triển Đạo đức của Kohlberg

Kohlberg phát hiện ra rằng câu trả lời của trẻ em thuộc các quốc tịch và lứa tuổi khác nhau đều rất tương thích với các giai đoạn phát triển đạo đức của ông. Một số nhà tâm lí học đã tranh luận rằng hầu hết trẻ em không quen với các tình huống khó xử về mặt đạo đức được sử dụng trong thử nghiệm và có thể trả lời chín chắn hơn nếu tình huống liên quan tới chúng hơn. Những người khác thì cho rằng việc nhấn mạnh vào công lí khiến lí thuyết của Kohlberg vốn đã phân biệt giới tính, bởi vì những phẩm chất truyền thống được cho là “tính tốt” của phái nữ như quan tâm tới người khác lại có điểm thấp trong thang đo của ông.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Những con khỉ của Harlow

Harlow chỉ ra rằng khỉ con có nhu cầu tiếp xúc bẩm sinh với thứ mang lại cảm giác dễ chịu, một điều cũng cơ bản như nhu cầu thức ăn. Bằng cách đó, ông thách thức lí thuyết ràng buộc “tình cảm vụ lợi” phổ biến với các nhà hành vi học và phân tâm học. Thuyết này cho rằng trẻ sơ sinh gắn bó với người mẹ bởi vì mẹ có thể thỏa mãn nhu cầu bản năng với dinh dưỡng. Ông cũng tranh luận rằng người cha có thể chăm sóc tốt như người mẹ. Đó là một ý tưởng cách mạng vào thời điểm đó.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Jean Piaget

Piaget tiếp tục viết hơn 50 cuốn sách và hàng trăm bài báo, hầu hết đều là về sự phát triển của trẻ. Dù vậy, ông luôn khẳng định mình không phải là nhà tâm lí học về trẻ em mà là nhà nhận thức luận về di truyền, vì điều ông quan tâm thực sự là sự phát triển của kiến thức. Trong nhiều nghiên cứu ban đầu, các đối tượng nghiên cứu yêu thích của ông chính là ba người con, từ lúc chúng còn bé đến 12 tuổi và cả sau đó.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Thứ tự sinh

Mặc dù qua đời sớm ở tuổi 37, Vygotsky đã đóng góp đáng kể cho tâm lí học và các ý tưởng của ông đặc biệt liên quan đến giáo dục. Ngoài việc đặt nghi vấn về giá trị của việc kiểm tra theo tiêu chuẩn, ông chỉ ra rằng giáo viên có thể hỗ trợ sự phát triển trí thông minh của học sinh bằng các phương pháp tương tác và hướng dẫn, quanh những nhiệm vụ mà chúng có thể độc lập thực hiện. Làm như vậy, giáo viên đã cung cấp một “giàn giáo” hay bối cảnh, trong đó học sinh có thể dùng kiến thức đã có để giải quyết vấn để trong tẩm tay.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Vùng phát triển lân cận của Vygotsky

Mặc dù qua đời sớm ở tuổi 37, Vygotsky đã đóng góp đáng kể cho tâm lí học và các ý tưởng của ông đặc biệt liên quan đến giáo dục. Ngoài việc đặt nghi vấn về giá trị của việc kiểm tra theo tiêu chuẩn, ông chỉ ra rằng giáo viên có thể hỗ trợ sự phát triển trí thông minh của học sinh bằng các phương pháp tương tác và hướng dẫn, quanh những nhiệm vụ mà chúng có thể độc lập thực hiện. Làm như vậy, giáo viên đã cung cấp một “giàn giáo” hay bối cảnh, trong đó học sinh có thể dùng kiến thức đã có để giải quyết vấn để trong tẩm tay.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Các giai đoạn phát triển nhận thức của Piaget

Piaget có tầm ảnh hưởng rất lớn nhưng các ý tưởng của ông bị chỉ trích cực kì nặng nề. Lời chỉ trích lớn nhất là về việc ông bỏ qua vai trò của các yếu tố xã hội trong sự phát triển kiến thức. Một chỉ trích khác là ông không sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn. Ông bắt đầu bằng cách hỏi những đứa trẻ một loạt câu hỏi giống nhau rồi chỉnh sửa những câu hỏi sau theo câu trả lời mà đám trẻ đưa ra. Hơn thế nữa, ông không sử dụng thống kê để phân tích các kết quả và không giải thích sự khác biệt của từng cá nhân.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Tâm lí học Tích cực

Không phải ai cũng say mê thông điệp tích cực. Năm 2009, nhà văn và nhà hoạt động xã hội Barbara Ehrenreich đã phát hành cuốn sách có tựa Mặt tích cực: Việc không ngừng đề cao suy nghĩ tích cực đã làm suy yếu nước Mĩ như thế nào. Trong số các mục tiêu chỉ trích, Ehrenreich đã trích dẫn một nghiên cứu cho thấy thái độ tâm thần tích cực không ảnh hưởng tới tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú. Từ kinh nghiệm trực tiếp, Ehrenreich nói rằng áp lực phải tích cực lại chất thêm gánh nặng cho bệnh nhân.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Tâm lí học Tiến hoá

Các nhà phê bình lên án tâm lí học tiến hóa vì đã kể “những sự tích” về hành vi – những câu chuyện nghe xuôi tai gây ấn tượng mạnh, nhưng không thể chứng minh là đúng hay sai. Tệ hơn nữa, các nhà phê bình tuyên bố rằng một số người sử dụng các lập luận về tiến hóa để biện minh cho các lí thuyết không hợp lí hay công bằng về cách tổ chức xã hội. Mặc dù vậy, hầu hết các nhà tâm lí học sẽ đồng ý rằng tâm lí học là một phần của sinh học, vì thế phải được hiểu trong khuôn khổ tiến hóa. Họ chỉ không đồng ý rằng tiến hóa liên quan trực tiếp tới hành vi con người.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Tâm lí học Sinh học

Tâm lý sinh học giả định rằng tư duy, cảm xúc, và hành vi của con người tất cả đều xuất phát từ sinh lý, trong đó bao gồm gien di truyền cũng như các xung điện và tín hiệu hóa học nối kết bộ não với hệ thần kinh. Giả định này ngụ ý rằng sơ đồ thiết kế chi tiết có từ cả trước khi một người được sinh ra – tức cấu trúc sinh lý và ADN của người đó – sẽ quyết định nhân cách và hành vi của họ trong suốt cuộc đời.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Tâm lí học Nhận thức

Tâm lí học nhận thức vẫn giữ vị trí quan trọng trong tâm lí học hiện đại. Mặc dù rất nhiều nhà tâm lí học vẫn nghĩ về tâm trí theo hướng xử lí thông tin, những tiến bộ trong thần kinh học đã dẫn tới việc điều tra tâm trí (“phần mềm”) kết hợp với việc điều tra bộ não (“phần cứng”) – một nhánh của tâm lí học được gọi là thần kinh học nhận thức. Hơn thế nữa, bằng chứng về tính mềm dẻo của não bộ (cách bộ não thay đối theo thời gian) gợi ý rằng hình ảnh ẩn dụ chiếc máy tính là bị giới hạn.
Nếu bộ não là một cái máy, nó phải là một cái máy biết tự thay đối.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Thuyết Nhân văn

Không giống với các cách tiếp cận tâm lý khác, thuyết nhân văn đặt trọng tâm vào quan điểm của cá nhân, khuyến khích câu hỏi “Tôi nhìn bản thân như thế nào?” thay vì, “Người khác nhìn tôi như thế nào?”. “Cuộc đời tốt đẹp là một quá trình, không phải là một trạng thái của tồn tại” – Carl Rogers

Đọc thêm »
Tâm lí học

Tâm lí học hành vi của Watson

Tâm lí học hiện đại bác bỏ ý tưởng cốt lõi của tâm lí học hành vi là không thể thảo luận một cách khoa học về cấu trúc của tâm trí. Mặc dù vậy, rất nhiều khía cạnh của tâm lí học hành vi vẫn là trung tâm của tâm lí học hiện đại, bao gồm: Nhấn mạnh việc ghi chép các biện pháp khách quan trong những thí nghiệm được kiểm soát, nghiên cứu chung về hiện tượng tâm lí ở những động vật không-phải-người cũng như con người, và sự quan tâm sâu sắc tới việc học hỏi.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Học thuyết Phân tâm học

Các lí thuyết của Freud bị chỉ trích chủ yếu ở việc chúng không thể phủ định và không thể dùng để đưa ra dự đoán về kết quả điều trị. Các bệnh nhân của ông không đại diện cho đại chúng và chuyện ông điều trị rất ít trẻ em khiến các lí thuyết về phát triển nhân cách phần nào vô căn cứ. Freud cũng bị buộc tội xuyên tạc bằng chứng để khiến nó phù hợp với các lí thuyết của mình. Dù vậy, tác phẩm của ông vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn trong cả tâm thần học và văn hóa đại chúng.

Đọc thêm »
Tâm lí học

SIGMUND FREUD

Ai nói rằng tình dục không tồn tại trước những năm 1960 rõ ràng chưa đọc Sigmund Freud. Ông được cho là nhà tâm lí học có ảnh hưởng nhất từng sống, nổi tiếng toàn cầu (nếu không muốn nói là tai tiếng) về các lí thuyết dựa trên ý tưởng tình dục là động lực chính của hành vi con người. Không phải thức ăn. Không phải tiền bạc. Không phải tình yêu. Mà chính là tình dục.

Đọc thêm »
Tâm lí học

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÍ HỌC

Tâm lý học đã trải qua một hành trình dài từ triết học đến khoa học thực nghiệm. Sự ra đời của phòng thí nghiệm tâm lý học vào thế kỷ XIX đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc chính thức hóa tâm lý học như một khoa học độc lập.

Đọc thêm »
Tâm lí học

TÂM LÍ HỌC LÀ GÌ?

Tâm lí học là khoa học về các hiện tượng tâm lí, nhưng trước khi tâm lí học ra đời với tư cách một khoa học độc lập, những tư tưởng tâm lí học đã có từ xa xưa gắn liền với lịch sử loài người.

Đọc thêm »

ABOUT ME

Hi, mình là Hữu Nhơn. Chào mừng bạn đến với blog của mình! Đây là nơi mình chia sẻ những câu chuyện về tâm lý, giáo dục và cuộc sống với mong muốn chạm đến những góc sâu nhất trong suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Hy vọng mỗi bài viết sẽ mang đến cho bạn chút đồng cảm, chút suy tư và chút cảm hứng để tiếp tục hành trình phát triển bản thân.

GÓC NHÌN

Shopping Cart