Xuất phát từ niềm đam mê với Tâm lý học và Giáo dục học, cùng những trải nghiệm ý nghĩa từ công việc hiện tại, mình tạo ra blog này với mong muốn đưa kiến thức khoa học đến gần hơn với mọi người.
Tại đây, mình sẽ chia sẻ những phương pháp học tập, nghiên cứu và phát triển bản thân dưới góc nhìn của Tâm lý học và Giáo dục học theo một cách gần gũi, dễ hiểu và có tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó, mình cũng mong muốn xây dựng một không gian mở, nơi chúng ta có thể cùng nhau trao đổi, thảo luận về những trải nghiệm trong cuộc sống, những bài học ý nghĩa và cách chúng ta có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Hy vọng rằng, thông qua blog này, mỗi chúng ta sẽ có thêm góc nhìn mới, tìm thấy cảm hứng để không ngừng hoàn thiện bản thân và phát triển câu chuyện của riêng mình.
LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN
Giảng dạy đối với tôi không chỉ là một công việc, mà là hành trình chia sẻ tri thức, truyền cảm hứng và đồng hành cùng người học trên con đường phát triển. Mỗi bài giảng không chỉ mang đến kiến thức, mà còn khơi gợi tư duy, giúp học viên khám phá tiềm năng và ứng dụng vào cuộc sống. Tôi tin rằng giáo dục không chỉ dừng lại ở sách vở, mà còn là sự kết nối, sự thấu hiểu và động lực để mỗi người vươn xa hơn. “Dạy học không phải là nhồi nhét, mà là thắp lên ngọn lửa tri thức.” – W.B. Yeats.
Nghiên cứu khoa học đối với tôi là hành trình khám phá tri thức, tìm kiếm những giải pháp mới và đóng góp vào sự phát triển của giáo dục. Mỗi nghiên cứu không chỉ giúp tôi đào sâu hiểu biết, mà còn mở ra những góc nhìn mới về tâm lý học giáo dục, phương pháp giảng dạy và sự phát triển của người học. Tôi tin rằng khoa học không chỉ là lý thuyết, mà quan trọng hơn là ứng dụng vào thực tiễn, tạo ra giá trị cho cộng đồng. “Nghiên cứu là nhìn thấy điều mà ai cũng thấy, nhưng suy nghĩ theo cách mà không ai nghĩ.” – Albert Szent-Györgyi.
Báo cáo chuyên đề đối với tôi là cơ hội để chia sẻ tri thức, truyền cảm hứng và mang đến những góc nhìn mới mẻ cho người học. Mỗi buổi báo cáo không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, mà còn là sự kết nối, trao đổi và định hướng thực tiễn, giúp người nghe áp dụng vào cuộc sống và công việc. Tôi tin rằng một bài báo cáo ý nghĩa không chỉ nằm ở nội dung, mà còn ở cách nó chạm đến suy nghĩ và thúc đẩy sự thay đổi. “Kiến thức chỉ thực sự có giá trị khi được chia sẻ.” – Napoleon Hill.
TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN CHÍNH MÌNH

Ý thức
Ý thức từ lâu đã là đối tượng tranh luận giữa các nhà thần kinh học và các triết gia. Nghiên cứu bộ não hiện đại chỉ mới bắt đầu cung cấp một số hiểu biết về nó, và lí thuyết khu vực làm việc toàn diện là mô hình hữu ích nhất để diễn giải các bằng chứng hiện có. Phương pháp này cung cấp hiểu biết về các rối loạn ý thức như hôn mê và tình trạng thực vật kéo dài, cùng một số thông tin gợi ý rằng các tình trạng như tâm thần phân liệt liên quan tới sự thay đổi sâu sắc của các quá trình trong không gian làm việc toàn diện.

Số bảy của Miller
Trong khi nghiên cứu của Miller tỏ ra khá vững vàng, các nghiên cứu gần đây đã đặt ra nghi vấn về nó.
Bạn có thực sự nhớ được bảy đoạn, hay bạn chỉ đang nhóm những đoạn đó thành các đoạn lớn hơn? Vào năm 2001, nhà tâm lí học người Mĩ Nelson Cowan tranh luận rằng dung lượng trí nhớ ngắn hạn ít hơn nhiều so với con số bảy. Khi chúng ta bị ngăn cản tạo ra các đoạn mới bởi đang đông thời thực hiện các nhiệm vụ khác, số lượng đoạn mà chúng ta nhớ được là gần bốn.

Mô hình nút cổ chai của Broadbent
Lí thuyết gốc của Broadbent nói rằng các tín hiệu không thể đi qua nút cổ chai sẽ biến mất. Tuy nhiên, vào năm 1960, nhà tâm lí học người Anh Anne Treisman nhận thấy thuyết của Broadbent không giải thích được việc mọi người dù đang mê mải trong các nhiệm vụ phức tạp vẫn có thể phản ứng với âm thanh gọi tên mình. Treisman tranh luận rằng các tín hiệu không được xử lí thực ra bị giữ lại, cho phép các tín hiệu quan trọng hay đặc biệt ấn tượng thu hút sự chú ý của chúng ta.

Tri nhận nghiệm thân
Các phát hiện của tri nhận nghiệm thân dẫn đến những kết luận hấp dẫn trong nghệ thuật thuyết phục.
Những người tham gia thử nghiệm trong một căn phòng ấm áp nói rằng họ cảm thấy thân thiết với nhà nghiên cứu hơn. Những người được yêu cầu cầm một cốc cà phê đá thì đánh giá rằng nhà nghiên cứu xa cách hơn. Cầm một tấm bảng nặng khiến người tham gia yêu thích một loại ngoại tệ hơn. Có rất nhiều thứ cho các nhà tiếp thị “bắt tay” vào làm, có thể nói là vậy đấy!

Elizabeth Loftus
Bất kì ai dám nói chuyện thay mặt những kẻ bị cáo buộc hiếp dâm, giết hại trẻ em và giết người hàng loạt nhiều khả năng sẽ tạo ra kẻ thù. Đây là điều mà Elizabeth Loftus đã làm trong phần lớn cuộc đời nghiên cứu của mình. Kết quả, bà là mục tiêu bị phỉ báng công khai, nhận những lá thư hần học và cả đe dọa đến tính mạng.

Kí ức giả của Loftus
Những người chỉ trích nghiên cứu tranh luận rằng sự cố trung tâm thương mại có thể đã thực sự xảy ra. Có lẽ là cha mẹ đã quên nó hay hoàn toàn không biết, và cuộc phỏng vấn đã đánh thức kí ức thực sự về sự cố có thật này. Loftus đã nghĩ ra cách phản bác hoàn hảo. Bà và các đồng sự đã tái tạo nghiên cứu trung tâm thương mại, nhưng lần này nhiều người tham gia đã nhớ lại việc họ gặp Thỏ Bugs ở Disneyland – một sự kiện khó xảy ra vì Bugs là nhân vật của hãng Warner Brothers.

Ngữ pháp phổ quát của Chomsky
Ở trường học tiếng Anh, hầu hết chúng ta được dạy “ngữ pháp” nhấn mạnh các qui tắc cụ thể của ngôn ngữ: Thêm “s” vào để thành số nhiều, sử dụng dấu nháy đơn để biểu thị sự sở hữu. Chomsky và các môn đồ không hứng thú với những qui tắc này, vốn thay đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Thay vào đó, họ tập trung vào những qui tắc chung của tất cả ngôn ngữ: Các câu bao gồm cụm danh từ và cụm động từ, có thể được chia thành các đơn vị nhỏ hơn, hoặc kết hợp lại thành những đơn vị lớn hơn, rồi được sử dụng để tạo ra ngôn ngữ nói thực tế.

Giả thuyết Sapir-Whorf
Bản năng Ngôn ngữ xuất bản năm 1994. Tất nhiên, nếu chúng ta chỉ có thể nghĩ về những thứ có từ cho nó, thì làm sao ban đầu chúng ta học được ngôn ngữ? Huyền thoại Eskimo đã bị lẫn lộn đầu đuôi: Một người Eskimo không phân biệt các loại tuyết nhờ lượng từ vựng cô ấy biết; cô sử dụng nhiều từ về tuyết hơn vì đã học cách nhận biết các loại tuyết khác nhau.
Mặc dù ngôn ngữ không quyết định khả năng suy nghĩ, hiển nhiên là qui ước của ngôn ngữ ảnh hưởng tới thói quen suy nghĩ của chúng ta. Khi xem xét các ngôn ngữ buộc người nói phải gán giới tính cho đồ vật, người ta thấy rằng người nói nhìn đồ vật theo đúng tính đực và tính cái phù hợp với qui ước ấy.

Con chó của Pavlov
Chú ý rằng phản xạ có điều kiện không giải thích một con vật làm gì – nó miêu tả tình huống mà các kích thích gây ra hành động, bỏ qua bản thân hành động đó. “Điều kiện hóa từ kết quả” là đối trọng với phản xạ có điều kiện, miêu tả tình huống xảy ra kích thích (ví dụ: Thức ăn) phụ thuộc vào hành vi của con vật (ví dụ: Nó có cầu xin hay không). Điều kiện hóa từ kết quả được cho là miêu tả phạm vi học tập rộng hơn phản xạ có điều kiện.