HỮU NHƠN

Mô hình nút cổ chai của Broadbent

Trong một bữa tiệc rượu đông đúc, hàng tá người nói chuyện cùng một lúc. Nhưng hầu hết chúng ta chỉ có thể theo dõi một cuộc trò chuyện trong khi bỏ qua tất cả cái khác. Làm sao chúng ta có thể làm thế? Nghiên cứu của nhà khoa học Anh Colin Cherry vào những năm 1950 chỉ ra rằng ta tách biệt giọng nói của mỗi cá nhân bằng cách tập trung vào các đặc điểm chính: Giới tính của người nói, vị trí và âm sắc. Vào năm 1958, nhà tâm lí học người Anh Donald Broadbent mang nghiên cứu này lên một tầm cao mới với lí thuyết về cách toàn bộ bộ não xử lí thông tin. Cho tới lúc đó, rất nhiều nhà tâm lí học tin rằng con người chỉ có thể xử lí một việc tại một thời điểm. Broadbent cho rằng con người có thể nghe và hiểu nhiều hơn một hệ âm thanh cùng một lúc, miễn là chúng đơn giản. Trong một thí nghiệm kinh điển,

Broadbent yêu cầu mọi người lắng nghe hai dãy số (như “659”, “842” và cứ thế), mỗi dãy được bật ở mỗi bên tai. Dù các con số này được bật cùng một lúc, thính giả gộp được những con số được phát ở từng bên tai chứ không lẫn lộn chúng. Tuy nhiên, một khi các tín hiệu trở nên quá phức tạp thì sẽ hình thành “nút cổ chai”, khiến người ta không thể kiểm soát các tín hiệu đồng thời được. Đó là một phần lí do vì sao vừa lái xe vừa nói chuyện điện thoại hay nhắn tin lại nguy hiểm.

Lí thuyết gốc của Broadbent nói rằng các tín hiệu không thể đi qua nút cổ chai sẽ biến mất. Tuy nhiên, vào năm 1960, nhà tâm lí học người Anh Anne Treisman nhận thấy thuyết của Broadbent không giải thích được việc mọi người dù đang mê mải trong các nhiệm vụ phức tạp vẫn có thể phản ứng với âm thanh gọi tên mình. Treisman tranh luận rằng các tín hiệu không được xử lí thực ra bị giữ lại, cho phép các tín hiệu quan trọng hay đặc biệt ấn tượng thu hút sự chú ý của chúng ta.

Hi, mình là Hữu Nhơn. Chào mừng bạn đến với blog của mình! Đây là nơi mình chia sẻ những câu chuyện về tâm lý, giáo dục và cuộc sống với mong muốn chạm đến những góc sâu nhất trong suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Hy vọng mỗi bài viết sẽ mang đến cho bạn chút đồng cảm, chút suy tư và chút cảm hứng để tiếp tục hành trình phát triển bản thân.

More
articles

Tâm lí học

Ý thức

Ý thức từ lâu đã là đối tượng tranh luận giữa các nhà thần kinh học và các triết gia. Nghiên cứu bộ não hiện đại chỉ mới bắt đầu cung cấp một số hiểu biết về nó, và lí thuyết khu vực làm việc toàn diện là mô hình hữu ích nhất để diễn giải các bằng chứng hiện có. Phương pháp này cung cấp hiểu biết về các rối loạn ý thức như hôn mê và tình trạng thực vật kéo dài, cùng một số thông tin gợi ý rằng các tình trạng như tâm thần phân liệt liên quan tới sự thay đổi sâu sắc của các quá trình trong không gian làm việc toàn diện.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Số bảy của Miller

Trong khi nghiên cứu của Miller tỏ ra khá vững vàng, các nghiên cứu gần đây đã đặt ra nghi vấn về nó.
Bạn có thực sự nhớ được bảy đoạn, hay bạn chỉ đang nhóm những đoạn đó thành các đoạn lớn hơn? Vào năm 2001, nhà tâm lí học người Mĩ Nelson Cowan tranh luận rằng dung lượng trí nhớ ngắn hạn ít hơn nhiều so với con số bảy. Khi chúng ta bị ngăn cản tạo ra các đoạn mới bởi đang đông thời thực hiện các nhiệm vụ khác, số lượng đoạn mà chúng ta nhớ được là gần bốn.

Đọc thêm »
Tâm lí học

Mô hình nút cổ chai của Broadbent

Lí thuyết gốc của Broadbent nói rằng các tín hiệu không thể đi qua nút cổ chai sẽ biến mất. Tuy nhiên, vào năm 1960, nhà tâm lí học người Anh Anne Treisman nhận thấy thuyết của Broadbent không giải thích được việc mọi người dù đang mê mải trong các nhiệm vụ phức tạp vẫn có thể phản ứng với âm thanh gọi tên mình. Treisman tranh luận rằng các tín hiệu không được xử lí thực ra bị giữ lại, cho phép các tín hiệu quan trọng hay đặc biệt ấn tượng thu hút sự chú ý của chúng ta.

Đọc thêm »
Shopping Cart