Gần như mọi câu nói, kể cả những câu đơn giản, đều có thể mang nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ câu / know students like pizza có thể mang nghĩa (trong số nhiều nghĩa khác) là “Tôi biết học sinh thích pizza” hoặc “Tôi biết rõ học sinh giống như biết rõ pizza vậy” (từ like trong tiếng Anh ở dạng động từ nghĩa là “yêu thích” và giới từ nghĩa là “giống như). Khi nhà ngôn ngữ học Hoa Kì Noam Chomsky học cao học vào những năm 1950, các nhà ngôn ngữ học không cách nào giải thích vì sao mỗi câu lại có thể chứa nhiều nghĩa như vậy.
Chomsky tranh luận rằng đó là vì ngôn ngữ viết hay nói là biểu hiện bên ngoài của một cấu trúc tinh thần sâu hơn – một “ngữ pháp phổ quát” được dùng chung bởi tất cả mọi người, bất kể ngôn ngữ của họ là gì. Chomsky và các môn đồ tin rằng ngữ pháp có ba thành phần: Củ pháp, ngữ âm và ngữ nghĩa. Trong số này, chỉ cú pháp (cấu trúc) là nền tảng cốt lõi. Âm vị (âm thanh của lời nói) và ngữ nghĩa (ý nghĩa của các câu) là thứ yếu. Củ pháp phản ánh cấu trúc tiềm ẩn của tâm trí, trong khi âm vị và ngữ nghĩa là thứ tùy tiện. Nghịch lí là, cú pháp là một quá trình tinh thần vô thức. Do đó, những phần ngôn ngữ có vẻ cụ thể nhất – từ ngũ và ý nghĩa – là những thứ ít thú vị nhất với Chomsky. Lí thuyết này đã cải cách ngôn ngữ học “Ngôn ngữ học tạo sinh” của Chomsky đủ linh hoạt để giải thích cả việc một câu có nhiều nghĩa, và có rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Ở trường học tiếng Anh, hầu hết chúng ta được dạy “ngữ pháp” nhấn mạnh các qui tắc cụ thể của ngôn ngữ: Thêm “s” vào để thành số nhiều, sử dụng dấu nháy đơn để biểu thị sự sở hữu. Chomsky và các môn đồ không hứng thú với những qui tắc này, vốn thay đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Thay vào đó, họ tập trung vào những qui tắc chung của tất cả ngôn ngữ: Các câu bao gồm cụm danh từ và cụm động từ, có thể được chia thành các đơn vị nhỏ hơn, hoặc kết hợp lại thành những đơn vị lớn hơn, rồi được sử dụng để tạo ra ngôn ngữ nói thực tế.