Có một cách hợp lí để tính toán rủi ro. Nếu bạn phải lựa chọn giữa 100% khả năng mất 15 đô và 5% khả năng mất 400 đô, bạn có thể nhân 15 với 1 và nhân 400 với 0,05 và chọn cái có kết quả thấp nhất. Điều này được gọi là tính toán “thỏa dụng kì vọng.” Tuy nhiên, chắc hẳn bạn không sử dụng phương pháp này. Khi phải đưa ra lựa chọn có rủi ro, chúng ta thường dùng trực giác.
Hai nhà tâm lí học Daniel Kahneman và Amos Tversky đã phát triển lí thuyết triển vọng để mô tả trực giác này. Mấu chốt của lí thuyết là cách chúng ta nghĩ về rủi ro tổn thất khác với cách nhìn nhận cơ may chiến thắng. Trong ví dụ trên, lựa chọn thứ hai có thỏa dụng kì vọng thấp hơn (400 đô x 0,05 = 20 đô, nói cách khác số tiền bị mất “dự kiến” là 20 đô, so với 15 đô trong lựa chọn đầu tiên) nhưng rất nhiều người sẽ cảm thấy thích lựa chọn thứ hai hơn. Lí thuyết triển vọng mô tả điều này là “rủi ro tìm kiếm tổn thất.” Bạn sẽ đánh cược vào một tổn thất lớn để tránh một tổn thất nhỏ chắc chắn xảy ra. Ngược lại, bạn sẽ thích thắng một món lợi nhỏ nhưng chắc chắn, hơn là đặt cược món lợi lớn nhưng không chắc chắn. Lí thuyết triển vọng mô tả điều này là “sợ hãi lợi ích.”
Lí thuyết triển vọng là một phần của nghiên cứu đã mang về cho Daniel Kahneman giải Nobel Kinh tế và là nền tảng cho lĩnh vực được biết đến với cái tên “kinh tế học hành vi”. Ngành học này khám phá những miêu tả mới về cách chúng ta thực sự xử sự, bất chấp hành vi được cho là hợp lí. Bởi vì bất cứ canh bạc nào cũng có thể là lỗ hoặc lời phụ thuộc vào những gì bạn cho là hòa vốn. Một kết quả quan trọng của lí thuyết triển vọng là thay đổi cách mọi người cảm nhận về một canh bạc, bằng cách đổi cách miêu tả nó là nguy cơ thua lỗ hay cơ hội kiếm lời.