HỮU NHƠN

Tâm lí học

Tâm lí học Tích cực

Không phải ai cũng say mê thông điệp tích cực. Năm 2009, nhà văn và nhà hoạt động xã hội Barbara Ehrenreich đã phát hành cuốn sách có tựa Mặt tích cực: Việc không ngừng đề cao suy nghĩ tích cực đã làm suy yếu nước Mĩ như thế nào. Trong số các mục tiêu chỉ trích, Ehrenreich đã trích dẫn một nghiên cứu cho thấy thái độ tâm thần tích cực không ảnh hưởng tới tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú. Từ kinh nghiệm trực tiếp, Ehrenreich nói rằng áp lực phải tích cực lại chất thêm gánh nặng cho bệnh nhân.

Tâm lí học Tiến hoá

Các nhà phê bình lên án tâm lí học tiến hóa vì đã kể “những sự tích” về hành vi – những câu chuyện nghe xuôi tai gây ấn tượng mạnh, nhưng không thể chứng minh là đúng hay sai. Tệ hơn nữa, các nhà phê bình tuyên bố rằng một số người sử dụng các lập luận về tiến hóa để biện minh cho các lí thuyết không hợp lí hay công bằng về cách tổ chức xã hội. Mặc dù vậy, hầu hết các nhà tâm lí học sẽ đồng ý rằng tâm lí học là một phần của sinh học, vì thế phải được hiểu trong khuôn khổ tiến hóa. Họ chỉ không đồng ý rằng tiến hóa liên quan trực tiếp tới hành vi con người.

Tâm lí học Sinh học

Tâm lý sinh học giả định rằng tư duy, cảm xúc, và hành vi của con người tất cả đều xuất phát từ sinh lý, trong đó bao gồm gien di truyền cũng như các xung điện và tín hiệu hóa học nối kết bộ não với hệ thần kinh. Giả định này ngụ ý rằng sơ đồ thiết kế chi tiết có từ cả trước khi một người được sinh ra – tức cấu trúc sinh lý và ADN của người đó – sẽ quyết định nhân cách và hành vi của họ trong suốt cuộc đời.

Tâm lí học Nhận thức

Tâm lí học nhận thức vẫn giữ vị trí quan trọng trong tâm lí học hiện đại. Mặc dù rất nhiều nhà tâm lí học vẫn nghĩ về tâm trí theo hướng xử lí thông tin, những tiến bộ trong thần kinh học đã dẫn tới việc điều tra tâm trí (“phần mềm”) kết hợp với việc điều tra bộ não (“phần cứng”) – một nhánh của tâm lí học được gọi là thần kinh học nhận thức. Hơn thế nữa, bằng chứng về tính mềm dẻo của não bộ (cách bộ não thay đối theo thời gian) gợi ý rằng hình ảnh ẩn dụ chiếc máy tính là bị giới hạn.
Nếu bộ não là một cái máy, nó phải là một cái máy biết tự thay đối.

Thuyết Nhân văn

Không giống với các cách tiếp cận tâm lý khác, thuyết nhân văn đặt trọng tâm vào quan điểm của cá nhân, khuyến khích câu hỏi “Tôi nhìn bản thân như thế nào?” thay vì, “Người khác nhìn tôi như thế nào?”. “Cuộc đời tốt đẹp là một quá trình, không phải là một trạng thái của tồn tại” – Carl Rogers

Tâm lí học hành vi của Watson

Tâm lí học hiện đại bác bỏ ý tưởng cốt lõi của tâm lí học hành vi là không thể thảo luận một cách khoa học về cấu trúc của tâm trí. Mặc dù vậy, rất nhiều khía cạnh của tâm lí học hành vi vẫn là trung tâm của tâm lí học hiện đại, bao gồm: Nhấn mạnh việc ghi chép các biện pháp khách quan trong những thí nghiệm được kiểm soát, nghiên cứu chung về hiện tượng tâm lí ở những động vật không-phải-người cũng như con người, và sự quan tâm sâu sắc tới việc học hỏi.

Học thuyết Phân tâm học

Các lí thuyết của Freud bị chỉ trích chủ yếu ở việc chúng không thể phủ định và không thể dùng để đưa ra dự đoán về kết quả điều trị. Các bệnh nhân của ông không đại diện cho đại chúng và chuyện ông điều trị rất ít trẻ em khiến các lí thuyết về phát triển nhân cách phần nào vô căn cứ. Freud cũng bị buộc tội xuyên tạc bằng chứng để khiến nó phù hợp với các lí thuyết của mình. Dù vậy, tác phẩm của ông vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn trong cả tâm thần học và văn hóa đại chúng.

SIGMUND FREUD

Ai nói rằng tình dục không tồn tại trước những năm 1960 rõ ràng chưa đọc Sigmund Freud. Ông được cho là nhà tâm lí học có ảnh hưởng nhất từng sống, nổi tiếng toàn cầu (nếu không muốn nói là tai tiếng) về các lí thuyết dựa trên ý tưởng tình dục là động lực chính của hành vi con người. Không phải thức ăn. Không phải tiền bạc. Không phải tình yêu. Mà chính là tình dục.

TÂM LÍ HỌC LÀ GÌ?

Tâm lí học là khoa học về các hiện tượng tâm lí, nhưng trước khi tâm lí học ra đời với tư cách một khoa học độc lập, những tư tưởng tâm lí học đã có từ xa xưa gắn liền với lịch sử loài người.

Shopping Cart