HỮU NHƠN

Psychology

Lỗi qui kết bản chất

Mặc dù lỗi qui kết xảy ra trong rất nhiều trường hợp khác nhau, có khác biệt về độ mạnh của nó.
Nghiên cứu về văn hóa cá nhân so với văn hóa tập thể (ví dụ, Hoa Kì so với Trung Quốc) gợi ý rằng định kiến mạnh hơn ở văn hóa cá nhân, nơi mọi người có ý thức bản thân độc lập mạnh mẽ hơn. Người hay lo âu dễ qui kết các sự kiện tiêu cực cho sai sót trong bản chất của mình, hơn là hoàn cảnh. Các nhà trị liệu hành vi nhận thức tập trung vào những qui kết này, cố gắng thay đổi “cách giải thích” mà một người thường nghĩ về thế giới.

Năm yếu tố tính cách lớn

Năm yếu tố lớn là tập hợp các khía cạnh tính cách chung mà chúng ta đều có. Một số nhà tâm lí học đã tiếp cận theo cách khác (“cá biệt”), ghi lại những nét riêng biệt của từng cá nhân. Được biết đến nhiều nhất là George Kelly với lí thuyết kiến tạo cá nhân. Kelly đề xuất rằng mỗi chúng ta nhìn thế giới theo một tập hợp các cấu trúc biện chứng riêng (như là mọi người có tử tế hay không) và bằng cách khám phá những cấu trúc này, chúng ta có thể hiểu thế giới quan của ai đó.

Hiệu ứng Lake Wobegon

Hiệu ứng Lake Wobegon có một hiệu ứng sinh đôi tiêu cực gọi là hiệu ứng “tệ hơn trung bình”. Đây là niềm tin lệch lạc của chúng ta về việc không có khả năng thành công ở các thách thức bất thường, khó khăn như tung hứng hay đi xe một bánh. Hầu hết mọi người đều cho rằng mình tệ hơn mức trung bình ở những nhiệm vụ như thế, có lẽ vì không định lượng “mức trung bình” ở người khác là thế nào.

Tuân theo người lãnh đạo

Điều gì khiến một người thuộc về nhóm này hơn là nhóm khác? Bạn đang đọc cuốn sách 30 Giây Tâm Lí Học được dịch ra tiếng Việt, liệu điều đó có khiến bạn thuộc nhóm “người đọc sách”,” người nói tiếng Việt” hay “người hâm mộ tâm lí học?” Làm sao các nhóm được chọn ra là câu đố hóc búa mà các nhà tâm lí học xã hội phải tiếp tục suy ngẫm. Lí thuyết về bản sắc xã hội cho rằng bạn sẽ gắn bó với bất kì nhóm nào trong số đó, nhưng bị thúc đẩy bởi rất nhiều yếu tố bao gồm lòng tự trọng, giảm thiểu sự nghi ngờ hay chỉ đơn giản là sự gợi ý.

Mối nguy rập khuôn

Nhà tâm lí học Geoff Cohen thử nghiệm một bước đệm có khả năng chống lại mối nguy rập khuôn. Ông yêu cầu các hoc sinh 12 tuổi cả da trắng lẫn da đen dành ra 10 phút viết về những điều mà chúng trân trọng, như gia đình hay âm nhạc, vài lần một năm. Đây là bài tập để giảm căng thẳng và nỗi sợ thất bại.
Các học sinh da đen thiểu số vốn có nguy cơ gặp mối nguy rập khuôn đã cải thiện điểm số hai năm sau đó, trong khi các học sinh da trắng chiếm đa số không thay đổi gì. Kết quả tương tự xảy ra ở một nhóm học sinh có kiểm soát cả da đen và da trắng cùng viết về thói quen buổi sáng của chúng hằng ngày.

Nghiên cứu về sự phục tùng của Milgram

Khi Milgram miêu tả chi tiết qui trình với một nhóm bác sĩ tâm thần, họ tiên đoán rằng chỉ có một “kẻ cực đoan bệnh hoạn” sẽ tuân thủ người làm thí nghiệm tới mức gây chết người. Rất nhiều người nghe tới thí nghiệm của Milgram phản đối rằng họ sẽ không tuân lệnh, hoặc con người thời nay sẽ không hành xử như vậy (Milgram thực hiện các nghiên cứu vào những năm 1960 và 1970). Không may là, bài học của Milgram về sự nguy hiểm của việc phục tùng chính quyền vẫn đúng trong hoàn cảnh ngày nay.

Stanley Milgram

Mặc dù được biết đến nhiều nhất vì các thí nghiệm phục tùng, Milgram cũng thực hiện các thí nghiệm có tầm ảnh hưởng trong “hiện tượng thế giới nhỏ” (hay “sáu chặng phân cách”) và các tác động tâm lí của môi trường đô thị.

Nhà tù của Zimbardo

Thí nghiệm nhà tù Stanford của Zimbardo được quan tâm trở lại vào năm 2004, khi nổi lên các cáo buộc về tình trạng cai ngục Hoa Kì bạo hành tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib ở Iraq. Thực tế, Zimbardo đã trở thành nhân chứng chuyên môn bào chữa trong các phiên tòa quân sự xử trung sĩ Ivan “Chip” Frederick, nơi ông tranh luận rằng phần nhiều trách nhiệm của hành động hung bạo là do môi trường nhà tù cộng với các hoàn cảnh hệ thống và chính trị rộng lớn.

Giả thuyết tiếp xúc của Allport

Một vấn đề với nhiều nghiên cứu về giả thuyết tiếp xúc là nó chỉ tiêu biểu tại một thời điểm. Những kiểu nghiên cứu này không thể chứng minh việc tiếp xúc tạo ra các thái độ tích cực. Có thể đơn giản là người có thái độ tích cực thường tìm kiếm nhiều tiếp xúc hơn. Dù vậy khá lạc quan là một nghiên cứu gần đây gợi ý rằng “tiếp xúc mở rộng’, tức là bạn bè có quen ai đó ở nhóm ngoài, giúp giảm thiểu định kiến. Tưởng tượng ra một cuộc gặp gỡ tích cực với thành viên ngoài nhóm cũng có hiệu quả tương tự.

Tư duy tập thể của Janis

Từ nghiên cứu có ảnh hưởng mạnh mẽ của Janis, tư duy tập thể đã bị đổi lỗi cho rất nhiều thảm họa, bao gồm thảm họa tàu con thoi Challenger, và gần đây hơn là cuộc chiến Iraq, cộng đồng tình báo đã có niềm tin sai lầm rằng Saddam Hussein sở hữu kho dự trữ Vũ khí Hủy diệt Hàng loạt. “Tư duy tập thể khiến cộng đồng (tình báo] diễn giải bằng chứng mơ hồ như việc thu mua công nghệ lưỡng dụng thành bằng chứng kết luận,” Pat Roberts, sau này là Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, phát biểu với báo chí vào năm 2004.

Shopping Cart