HỮU NHƠN

Psychology

Các giai đoạn phát triển Đạo đức của Kohlberg

Kohlberg phát hiện ra rằng câu trả lời của trẻ em thuộc các quốc tịch và lứa tuổi khác nhau đều rất tương thích với các giai đoạn phát triển đạo đức của ông. Một số nhà tâm lí học đã tranh luận rằng hầu hết trẻ em không quen với các tình huống khó xử về mặt đạo đức được sử dụng trong thử nghiệm và có thể trả lời chín chắn hơn nếu tình huống liên quan tới chúng hơn. Những người khác thì cho rằng việc nhấn mạnh vào công lí khiến lí thuyết của Kohlberg vốn đã phân biệt giới tính, bởi vì những phẩm chất truyền thống được cho là “tính tốt” của phái nữ như quan tâm tới người khác lại có điểm thấp trong thang đo của ông.

Những con khỉ của Harlow

Harlow chỉ ra rằng khỉ con có nhu cầu tiếp xúc bẩm sinh với thứ mang lại cảm giác dễ chịu, một điều cũng cơ bản như nhu cầu thức ăn. Bằng cách đó, ông thách thức lí thuyết ràng buộc “tình cảm vụ lợi” phổ biến với các nhà hành vi học và phân tâm học. Thuyết này cho rằng trẻ sơ sinh gắn bó với người mẹ bởi vì mẹ có thể thỏa mãn nhu cầu bản năng với dinh dưỡng. Ông cũng tranh luận rằng người cha có thể chăm sóc tốt như người mẹ. Đó là một ý tưởng cách mạng vào thời điểm đó.

Jean Piaget

Piaget tiếp tục viết hơn 50 cuốn sách và hàng trăm bài báo, hầu hết đều là về sự phát triển của trẻ. Dù vậy, ông luôn khẳng định mình không phải là nhà tâm lí học về trẻ em mà là nhà nhận thức luận về di truyền, vì điều ông quan tâm thực sự là sự phát triển của kiến thức. Trong nhiều nghiên cứu ban đầu, các đối tượng nghiên cứu yêu thích của ông chính là ba người con, từ lúc chúng còn bé đến 12 tuổi và cả sau đó.

Thứ tự sinh

Mặc dù qua đời sớm ở tuổi 37, Vygotsky đã đóng góp đáng kể cho tâm lí học và các ý tưởng của ông đặc biệt liên quan đến giáo dục. Ngoài việc đặt nghi vấn về giá trị của việc kiểm tra theo tiêu chuẩn, ông chỉ ra rằng giáo viên có thể hỗ trợ sự phát triển trí thông minh của học sinh bằng các phương pháp tương tác và hướng dẫn, quanh những nhiệm vụ mà chúng có thể độc lập thực hiện. Làm như vậy, giáo viên đã cung cấp một “giàn giáo” hay bối cảnh, trong đó học sinh có thể dùng kiến thức đã có để giải quyết vấn để trong tẩm tay.

Vùng phát triển lân cận của Vygotsky

Mặc dù qua đời sớm ở tuổi 37, Vygotsky đã đóng góp đáng kể cho tâm lí học và các ý tưởng của ông đặc biệt liên quan đến giáo dục. Ngoài việc đặt nghi vấn về giá trị của việc kiểm tra theo tiêu chuẩn, ông chỉ ra rằng giáo viên có thể hỗ trợ sự phát triển trí thông minh của học sinh bằng các phương pháp tương tác và hướng dẫn, quanh những nhiệm vụ mà chúng có thể độc lập thực hiện. Làm như vậy, giáo viên đã cung cấp một “giàn giáo” hay bối cảnh, trong đó học sinh có thể dùng kiến thức đã có để giải quyết vấn để trong tẩm tay.

Các giai đoạn phát triển nhận thức của Piaget

Piaget có tầm ảnh hưởng rất lớn nhưng các ý tưởng của ông bị chỉ trích cực kì nặng nề. Lời chỉ trích lớn nhất là về việc ông bỏ qua vai trò của các yếu tố xã hội trong sự phát triển kiến thức. Một chỉ trích khác là ông không sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn. Ông bắt đầu bằng cách hỏi những đứa trẻ một loạt câu hỏi giống nhau rồi chỉnh sửa những câu hỏi sau theo câu trả lời mà đám trẻ đưa ra. Hơn thế nữa, ông không sử dụng thống kê để phân tích các kết quả và không giải thích sự khác biệt của từng cá nhân.

Tâm lí học Tích cực

Không phải ai cũng say mê thông điệp tích cực. Năm 2009, nhà văn và nhà hoạt động xã hội Barbara Ehrenreich đã phát hành cuốn sách có tựa Mặt tích cực: Việc không ngừng đề cao suy nghĩ tích cực đã làm suy yếu nước Mĩ như thế nào. Trong số các mục tiêu chỉ trích, Ehrenreich đã trích dẫn một nghiên cứu cho thấy thái độ tâm thần tích cực không ảnh hưởng tới tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú. Từ kinh nghiệm trực tiếp, Ehrenreich nói rằng áp lực phải tích cực lại chất thêm gánh nặng cho bệnh nhân.

Tâm lí học Tiến hoá

Các nhà phê bình lên án tâm lí học tiến hóa vì đã kể “những sự tích” về hành vi – những câu chuyện nghe xuôi tai gây ấn tượng mạnh, nhưng không thể chứng minh là đúng hay sai. Tệ hơn nữa, các nhà phê bình tuyên bố rằng một số người sử dụng các lập luận về tiến hóa để biện minh cho các lí thuyết không hợp lí hay công bằng về cách tổ chức xã hội. Mặc dù vậy, hầu hết các nhà tâm lí học sẽ đồng ý rằng tâm lí học là một phần của sinh học, vì thế phải được hiểu trong khuôn khổ tiến hóa. Họ chỉ không đồng ý rằng tiến hóa liên quan trực tiếp tới hành vi con người.

Tâm lí học Sinh học

Tâm lý sinh học giả định rằng tư duy, cảm xúc, và hành vi của con người tất cả đều xuất phát từ sinh lý, trong đó bao gồm gien di truyền cũng như các xung điện và tín hiệu hóa học nối kết bộ não với hệ thần kinh. Giả định này ngụ ý rằng sơ đồ thiết kế chi tiết có từ cả trước khi một người được sinh ra – tức cấu trúc sinh lý và ADN của người đó – sẽ quyết định nhân cách và hành vi của họ trong suốt cuộc đời.

Tâm lí học Nhận thức

Tâm lí học nhận thức vẫn giữ vị trí quan trọng trong tâm lí học hiện đại. Mặc dù rất nhiều nhà tâm lí học vẫn nghĩ về tâm trí theo hướng xử lí thông tin, những tiến bộ trong thần kinh học đã dẫn tới việc điều tra tâm trí (“phần mềm”) kết hợp với việc điều tra bộ não (“phần cứng”) – một nhánh của tâm lí học được gọi là thần kinh học nhận thức. Hơn thế nữa, bằng chứng về tính mềm dẻo của não bộ (cách bộ não thay đối theo thời gian) gợi ý rằng hình ảnh ẩn dụ chiếc máy tính là bị giới hạn.
Nếu bộ não là một cái máy, nó phải là một cái máy biết tự thay đối.

Shopping Cart