HỮU NHƠN

Psychology

Hiệu ứng người ngoài cuộc

Khi sử gia Joseph de May phân tích quá trình tố tụng từ phiên tòa xét xử Winston Moseley, tên sát nhân giết Kitty Genovese, ông nhận thấy câu chuyện 38 người chứng kiến mà không làm gì chỉ là chuyện hoang đường của các bài báo đưa tin không chính xác. Thực tế, lần tấn công đẫm máu thứ hai của Moseley đối với Genovese diễn ra tại một cầu thang khuất khỏi tầm nhìn của tất cả nhân chứng. Tuy nhiên, vô số nghiên cứu tâm lí học đã khẳng định rằng hiệu ứng người ngoài cuộc là có thật.

Lí thuyết triển vọng của Kahneman & Tversky

Lí thuyết triển vọng là một phần của nghiên cứu đã mang về cho Daniel Kahneman giải Nobel Kinh tế và là nền tảng cho lĩnh vực được biết đến với cái tên “kinh tế học hành vi”. Ngành học này khám phá những miêu tả mới về cách chúng ta thực sự xử sự, bất chấp hành vi được cho là hợp lí. Bởi vì bất cứ canh bạc nào cũng có thể là lỗ hoặc lời phụ thuộc vào những gì bạn cho là hòa vốn. Một kết quả quan trọng của lí thuyết triển vọng là thay đổi cách mọi người cảm nhận về một canh bạc, bằng cách đổi cách miêu tả nó là nguy cơ thua lỗ hay cơ hội kiếm lời.

Trạng thái suy kiệt ý chí của Baumeister

Theo nhà tâm lí học Loran Nordgren của Đại học Northwestern và đồng sự, một trong những lí do mà chúng ta thường dễ bị cám dỗ là khi thỏa mãn – họ gọi là trạng thái “lạnh” – ta thường đánh giá thấp sức mạnh của ham muốn ở trạng thái “nóng” (đói, mệt hay có dục vọng). Họ gọi điều này là định kiến về “sự tự kiềm chế”.

Thiên kiến xác nhận của Wason

Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta đối mặt với bằng chứng khoa học mâu thuẫn trực tiếp với niềm tin của mình? Một nghiên cứu vào năm 2010 được thực hiện bởi nhà tâm lí học Geoffrey Munro của Đại học Towson đã phát hiện tình huống như vậy khiến nhiều người trong chúng ta kết luận rằng chủ đề này và cả các chủ đề khoa học khác là không thể thử nghiệm được. Ông gọi đây là “viện cớ bất lực mang tính khoa học.”

Quyết định dựa trên cảm xúc của Damasio

Vùng não bộ cụ thể liên quan đến giả thuyết dấu hiệu cơ thể là vùng vỏ thùy giữa trán, ở ngay đằng sau và phía trên đôi mắt của bạn. Ngoài việc quan sát tình trạng suy yếu ở các bệnh nhân, Damasio lập luận rằng thật hợp lí khi vùng này tham gia vào việc đưa ra quyết định. Nó không chỉ nhận thông tin từ tất cả các giác quan của chúng ta mà còn kết nối với trung tâm cảm xúc của bộ não ở hồi hải mã và hạch hạnh nhân. Đây là một phần của thuỳ não trước thùy trán, nơi lí trí xuất hiện.

William James

Có vẻ như thiên tài được di truyền theo huyết thống. Khó có gia tộc nào chứng minh điều này tốt hơn dòng họ James ở New York. Không chỉ là tộc trưởng, nhà thần học giàu có và được kính trọng bằng chính năng lực, Henry James Snr. còn là cha của ba đứa trẻ lần lượt đạt được thành tựu trong các lĩnh vực riêng: Nhà văn Henry James, nhà viết nhật kí Alice James và nhà tâm lí học William James.

Lí thuyết cảm xúc James-Lange

Lí thuyết James-Lange đã nhận được sự ủng hộ trong những năm gần đây từ nghiên cứu cho thấy chỉ hành động mỉm cười có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc hơn. Hơn thế nữa, một nghiên cứu vào năm 2008 ở phụ nữ đã trải qua tiêm botox thẩm mĩ phát hiện ra vùng trung tâm cảm xúc của bộ não khi trưng ra biểu cảm tức giận ít hoạt động hơn thông thường. Các nhà khoa học đề xuất rằng botox đã gây liệt một số cơ mặt của họ, do đó giảm ảnh hưởng đến cảm xúc.

Nhiệm vụ nhàm chán của Festinger

Không chỉ loài người chúng ta trải qua sự bất hòa nhận thức, loài khỉ cũng thế. Nhà tâm lí học Louisa Egan và các đồng nghiệp ở Đại học Yale đã chỉ ra điều này trong một nghiên cứu vào năm 2007. Trong đó, họ cho các con khỉ mũ (còn gọi là “khỉ thầy tu”) lựa chọn giữa các cặp kẹo có màu sắc khác nhau nhưng mùi vị như nhau. Sau khi từ chối một cặp có màu nhất định, con khỉ thực hiện một loạt lựa chọn theo sau cho thấy nó đã hạ giá trị của màu bị loại bỏ trong tâm trí, biện minh cho việc ưu tiên tùy hứng trước đó.

Các trạng thái cảm xúc phổ quát của Ekman

Từ nghiên cứu của Ekman, nhìn chung mọi người đều chấp nhận rằng nét mặt là một ngôn ngữ cảm xúc phổ quát. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2009 cho thấy người Tây Âu và châu Á sử dụng các hệ thống giải mã nét mặt khác và hệ thống của người châu Á không thể phân biệt chắc chắn giữa biểu hiện sợ hãi và ghê tởm theo cách mã hóa của FACS. Điều này cho thấy các biểu cảm không hề phổ quát.

Tính mềm dẻo của bộ não

Tính mềm dẻo của não bộ được tranh luận nhiều đến vậy là do mâu thuẫn với ý tưởng rằng tâm trí là một bộ máy xử lí thông tin giống máy tính. Lí do khác là mọi người thấy ngạc nhiên về lí thuyết này. Dù tâm trí dựa vào bộ não là niềm tin phổ biến nhưng trong sâu thẳm, chúng ta vẫn không tin rằng tất cả các suy nghĩ và cảm xúc của mình đều do cục thịt nằm giữa hai tai quyết định.

Shopping Cart